Món quà tuổi thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Mẹ có quà cho con này” có lẽ là câu nói mà rất nhiều trẻ nhỏ mong chờ. Còn gì tuyệt vời hơn khi được nhận những món quà bất ngờ từ cha mẹ, người thân. Và, niềm vui tuổi thơ ấy sẽ đi theo chúng ta mãi.

Hồi nhỏ, tôi rất mong được nhận quà của mẹ. Mỗi lần mẹ đi chợ về, mấy chị em chúng tôi ríu rít quây quần bên mẹ, mắt hướng theo tay mẹ cho đến khi những viên kẹo cà, kẹo chanh, mấy bịch chè đậu ván trong giỏ xách được mẹ lấy ra, chia đều cho từng đứa. Thức quà cũng có thể đến bất ngờ khi cha mẹ từ đồng trở về. Có thể là mớ trứng chim cút mẹ nhặt trong đám cỏ ven bờ ruộng hay bó lá lúa đầy trứng cà cuống, một ít quả rừng... Những niềm vui bất ngờ ấy đã trở thành một phần ký ức khó quên trong trái tim tôi mỗi khi nhớ về tuổi thơ.

Cùng với quà của mẹ, tôi cũng thường nhận được quà từ cha. Đó là con diều, chiếc kèn lá hay chiếc lồng đèn vào dịp Trung thu mà cha ngồi tỉ mẩn vót từng chiếc nan tre, khuấy hồ phết dán. Những món đồ tự làm này có thể không giữ được lâu nhưng niềm vui khi nhận được nó, hình ảnh của nó sẽ lưu mãi trong ký ức với bao yêu thương đong đầy.

Sau này, khi đã làm mẹ, tôi cũng thường mua quà cho con. Trước ngày Noel, các con tôi lại viết bức thư ngắn chia sẻ về những gì mình đã làm cùng mong ước được ông già Noel tặng quà. Vậy nên, vào dịp này, vợ chồng tôi đi mua quà rồi đặt vào đầu giường sau khi con đã ngủ say. Và tôi biết, các con sẽ có một niềm vui bất ngờ nho nhỏ khi sớm mai thức dậy, bên mình đã có một món quà như ước nguyện. Tới một lứa tuổi nào đó, trẻ em sẽ không còn tin vào những phép lạ và có thể cũng đã biết những món quà đó là từ cha mẹ, người thân. Tuy nhiên, sự bất ngờ mà cha mẹ tạo ra luôn đem đến niềm vui vô bờ và trở thành những kỷ niệm khó quên.

Những món quà từ gia đình là những kỷ niệm vô giá với người thân. Những món quà từ sự sẻ chia của cộng đồng góp phần đem lại nụ cười cho con trẻ, giúp các em có niềm vui và tình yêu cuộc sống luôn đáng trân trọng. Hiện nay, những em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, thiệt thòi cũng luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và cộng đồng.

Mỗi lần vào năm học mới hay ngày lễ dành cho thiếu nhi, nhiều người có lòng hảo tâm đã phát động quyên góp, mong đem đến cho các em tiếng cười, giúp các em giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống. Những bộ đồng phục, bộ sách giáo khoa, những món quà nghĩa tình giúp các em có thêm động lực để cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Nhiều nhóm thiện nguyện còn tổ chức đến thăm các mái ấm, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn để trao cho các em thiếu nhi những món quà ý nghĩa, tổ chức cho các em vui chơi. Và, những ân tình ấy như dòng nước ngọt lành chảy mãi, tạo nên những tiếp nối yêu thương trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.