Lạc giữa trăng thu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

1. Trung thu về rồi!

Trăng mới lộ chút ánh sáng hồng hồng ở đằng xa, mấy nhỏ đã rộn ràng háo hức.

Thằng Tèo Bụng cầm nắp vung gõ cheng cheng. Đứa đeo mặt nạ Tề Thiên cầm gậy múa, đứa Bát Giới đi khệnh khạng. Cu Tài - đội trưởng, được đóng vai chính, vẻ tự hào hiện ra mặt một cách lộ liễu dù cũng chỉ là cái đầu lân tự chế. Chắc là đồ chơi của đứa em ở nhà, Tài cùng mấy cậu bạn hì hụi, chế tác cái đầu lân tí hon thành đầu “khủng” đây mà.

Đội lân xộc xệch nhưng tập hợp chỉnh tề đứng trước cửa nhà, í ới gọi cu Ca, con tôi gia nhập. Ca ta đồng ý không nghĩ ngợi. Cu Tài đưa ra cao kiến Ca có tướng bụ bẫm phương phi, nên làm ông Địa cho đội lân thêm hoành tráng.

Trước khi khởi hành, cu Tài ôm cái đầu lân trước bụng, rón rén xin được múa khai trương ở nhà tôi. Chắc sợ tôi không đồng ý, cu cậu còn gãi đầu, ấp úng giải thích múa miễn phí. Nhìn vẻ lúng túng và đôi mắt khao khát của mấy nhỏ mới thương làm sao. Tôi cũng đi qua những mùa trăng tuổi thơ nên rất đồng cảm với nỗi thèm thuồng được vui đùa với trăng. Nhưng làm sao giờ? Nhà tôi sân đã hẹp lại còn chỗ nào cũng đặt những chậu hoa. Giờ để đội lân không chuyên quậy một trận là chè bè xác pháo liền á. Nhưng trăng đẹp thế này, lũ nhỏ dễ thương thế này mà từ chối thì hẳn là trọng tội.

Tôi thoáng ngần ngừ nhưng ngay đó liền vui vẻ đồng ý và luôn miệng dặn cẩn thận. Mấy nhỏ trong xóm, có thêm bác Bốn, chú Bảy nghe tiếng chập cheng thì ùa vô coi. Ai cũng nhoẻn miệng cười không kiểu cách.

Đoàn lân trong bộ dạng “cái bang” nhưng tác nghiệp bài vở đâu đó, rất đường nét. Tôi đủ mãn nhãn. Múa xong, ai nấy mướt mồ hôi nhưng mặt mày phấn khởi như vừa lập được chiến công. Khi đoàn lân làm động tác chào gia chủ, tôi kêu cu Tài lại, bỏ vào tay cái phong bì. Cu cậu lật đật nói: “Dạ, tụi con múa cho vui thôi”. “Coi như tổng diễn tập! Đây không phải tiền thưởng cho đoàn lân mà đây là quà trung thu của các con. Tiền này để sau trung thu đoàn lân tổ chức liên hoan, rút kinh nghiệm - cô cho mượn địa điểm tổ chức nè”, tôi nói rồi nheo mắt cười hi hi, mấy nhỏ phấn chấn “dạ” ran.

“Đội lân siêu ngố” đi đến đâu, inh ỏi đến đó.

Nhưng cơ khổ! Khởi hành hồi còn sớm bửng, giờ đã mười giờ đêm vẫn không thấy tăm hơi. Tôi vểnh tai, dõi nghe âm thanh “cheng, cheng” phát ra từ cái nắp vung móp méo của Tèo Bụng. Không nghe gì ngoài tiếng mòng, mũi và tiếng mấy con ễnh ương. Đi đâu được, xóm núi có mấy nóc nhà thưa thớt. Hai mẹ con sống ở đây gần chục năm nhưng vòng tuần hoàn cũng chỉ từ trường về nhà ra chợ. Hay tụi nhỏ không rành đường sá, trăng sáng hão huyền, có khi nào ham vui bị lạc rồi. Nghĩ vậy, tôi rớt mồ hôi hột.

Đêm chưa bao giờ làm tôi thôi sợ. Có trăng vẫn sợ. Mảnh đất này vẫn xa lạ trong tôi như ngày mới đến. Hoang vu, lặng lẽ. Chỉ mấy ngôi nhà tụ ở trung tâm, còn lại rải rác ở rìa rừng. Tôi đảo một vòng ở trung tâm không tìm thấy nhưng chẳng dám luồn vào hốc núi. Đêm cuốn mấy nhỏ lấp ở chỗ nào rồi. Chẳng lẽ chúng dám chui vào mấy ngôi nhà nằm ở mép rừng kia. Tôi đứng dưới đường cái quan nhìn vào chân núi, bủn rủn. Người đàn bà nhỏ bé này không đủ sức để đương đầu với một biến cố nào nữa đâu. Tôi không đủ dũng khí. Nhưng đây là nơi có nhiều hy vọng nhất. Hồi chiều, lúc chuẩn bị hành quân, tôi có nghe cu Tài nói với mấy đứa về ngôi nhà có nhiều ổi ở mé núi. Linh tính mách mấy nhỏ đang ở trong ngôi nhà khuất lùm cây đó. Nhưng nghĩ tới đoạn đường hun hút băng qua những đám đất hoang, phủ đầy gai mắc cỡ kia mà tôi lạnh người. Vì con thì có khó khăn nào mà người đàn bà không vượt qua được? Nhưng nó không đồng nghĩa nhắm mắt làm liều. Vùng này kinh tế mới, xứ sở của dân tứ chiếng, trò gì cũng có. Chưa nói khu này hoang sơ, đàn bà đơn chiếc đêm hôm băng đồng một mình, lỡ gặp chuyện gì, biết kêu ai?

Nhưng đúng là bây giờ tôi cũng không biết kêu ai thật. Tôi còn có ai? Hay về báo nhà nội cu Ca, họ sẽ nhiệt tình đi tìm cháu đích tôn? Nhưng liệu họ có chịu giúp khi tôi đánh tiếng nhờ? Chắc chắn có. Dù không bà con với tôi thì cu Ca vẫn mang trong người dòng máu của họ. Máu đặc, phải nóng hơn nước lã. Nhưng tôi mặt mũi nào, lòng dạ nào lại đi nhờ họ. Đã mấy mùa trung thu lạnh lẽo, tôi hận đến thấu xương người đàn ông ấy, gia đình ấy. Mấy năm nay, tôi cấm không cho họ qua nhà. Cu Ca tôi cũng cấm vận, dù biết chắc lúc mẹ đi làm ảnh có lén qua nhà nội chơi. Biết là không thể, không nên cấm cản ruột rà nhưng tôi vẫn muốn làm cho bõ tức.

2.

Hồi mới về làm dâu, tôi cảm nhận được hạnh phúc của đêm trung thu ấm áp khi cả nhà quây quần bên đĩa bánh ngọt, cùng nghe đàn, cùng nhau hát. Bây giờ, gia đình dù đã có sự thay đổi về nhân sự nhưng vẫn giữ truyền thống đó. Trung thu con cái về đoàn tụ, cả nhà vui sáng đêm với trăng. Tôi nhìn cảnh ấy, tự nghĩ “ không mợ thì chợ cũng đông” rồi thoáng chạnh lòng.

Đứng ngoài sân, tôi nói cu Ca đi múa lân với bạn chưa về thì cả nhà im lặng, vẻ lo lắng hiện rõ trên từng khuôn mặt. Không ai nói gì, ông nội và chú Bốn đứng bật dậy đi dắt xe. Chú bảo chị leo lên em chở. Tôi miễn cưỡng làm theo, như không còn cách nào. Bao năm sống với nhau trong một mái nhà nhưng đây là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được sự chân thành mà cậu em chồng dành cho mình. Bình tĩnh lại. Tôi không cho phép mình mềm lòng thêm một lần nào nữa. Vết thương chí mạng vẫn còn đau âm ỉ, tôi hận người đàn ông bội bạc, giận luôn cả nhà không kéo lại khi anh lầm đường lạc lối. Tự nhủ, sau đêm nay, ngay khi tìm được con trai, tôi sẽ lại đối xử với họ theo cái cách “gặp nhau làm ngơ” như trước nay tôi vẫn cứng lòng làm.

- Chắc mấy ổng đang múa trong ông Hùng Gồ, chỗ đó xa nhưng hấp dẫn vì có vườn ổi sẻ và hai chú khỉ. Đặc biệt, ông chủ Hùng Gồ rất vui vẻ và xởi lởi, cũng rất thích con nít.

Xe còn ở từ xa đã nghe tiếng chập cheng của cái nắp vung móp méo. Tôi sung sướng chẳng nhịn được, bung cười thành tiếng, rất tự nhiên, nụ cười của bản năng mẹ.

Trong sân tưng bừng đến nỗi không ai phát hiện đang có xe dừng ngoài ngõ. Hai chị em bước vào. Cảnh đang hiện ra trước mắt là chú Hùng Gồ đang nâng cao kỹ năng uốn lượn cho chú lân con và dạy ông Địa làm hề, huấn luyện Tề Thiên múa gậy, tôi nhìn và mỉm cười sung sướng chứ không buồn giận như lúc đi tìm nữa.

3.

Xe dừng ở cổng, tôi định dắt con đi thẳng qua bên nhà mình thì chú Bốn nói: chị đợi chút, để em đem ông đích tôn này vào trình diện với ông bà nội, báo hại nãy giờ cả nhà đứng tim rồi. Tôi hiểu sự tinh ý của chú Bốn khi bảo tôi đứng ngoài cửa đợi, tôi cũng không muốn duy trì tình trạng “gặp nhau làm ngơ” nữa nên chủ động dắt cu Ca vô.

Bà nội vội níu tay cháu kéo vào lòng, ông nội mắng: ông dẫn đoàn lân đi múa những đâu, vui quá quên đường về hả? Cu Ca cười hí hí, chưa kịp nói thì thấy ông nội đang ngồi nhăn nhó nên hỏi:

- Ơ, tay ông nội bị sao vậy?

- Tui xách xe đi tìm ông cháu đích tôn của tui, đêm tối sụp hầm, té trật tay chớ sao mà hỏi?

Để con ngủ bên nội. Một mình, tôi lội dưới trăng thu về nhà. Trăng trung thu tròn và sáng quá, đẹp quá. Tôi được trăng sưởi, lòng thấy ấm lại…

Có thể bạn quan tâm

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.