Tuổi thơ thương nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.

Quê tôi dày đặc cây cối, tre pheo, mát rượi yên bình và đương nhiên có đủ thứ trò chơi từ những sản vật tự nhiên mà ở phố muốn tìm cho ra rất khó. Trong đó, phổ biến hơn cả, dễ chơi hơn cả là những trò chơi với lá.

Ở quê, lá chuối là thứ dễ kiếm nhất. Chơi được nhiều trò nhất cũng là lá chuối. Lá chuối già xanh thẫm, tước một mảnh khéo léo quấn thành cái kèn, tước thêm mẩu lá nhỏ dài cột quanh cho kèn khỏi bung rồi mang thổi toe toe. Vụ này thì tôi rất vụng: kèn đứa nào quấn, thổi cũng kêu, chỉ mình tôi quấn đi quấn lại hoài kèn thổi vẫn cứ kêu “ẹc” một tiếng rồi tắt ngấm. Nổi sùng dẹp mấy chiếc kèn lá, tôi rủ bọn con trai chặt sống lá chuối hột già đem làm… súng.

Trò này dễ lắm, chọn mấy sống lá to bự, dùng dao khứa nhẹ khoảng 1/3 lưng sống lá, cách nhau một đoạn ngắn. Sau đó, khéo léo lật lưỡi dao khứa ngang về phía gốc sống lá, bẻ lật các miếng vừa bị khứa rời cho nhất loạt chổng ngược lên. Giờ thì chỉ cần một tay giữ “súng”, tay kia hất mạnh các miếng sống từ đuôi lên đầu cho ụp lại vị trí cũ, phát ra một tràng tiếng kêu “tạch tạch” nghe rất vui tai. Muốn “bắn” tiếp thì lật ngược các miếng sống lên, thao tác lại như cũ. “Súng” được cột dây nối hai đầu, mang lủng lẳng trên vai các “chiến binh” trông rất... khí thế.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Lũ con gái không ưng chơi súng ống. Mấy tấm lá chuối non màu vàng mỡ, mịn màng như lụa được các bạn lén hớt xuống, đem làm “vải” cắt may quần áo. Có điều trang phục này phải nhẹ nhàng khi cầm và chỉ chơi được một bữa thôi. Hôm sau là chúng héo quắt, thâm đen. Không sao, vẫn còn nhiều trò khác để con gái chơi với lá chuối non. Chẳng hạn như chà lớp phấn lá cho bám trắng vào má giống như… đánh phấn. Hoặc là rọc đôi tàu chuối ở giữa sống lá, tước bìa lá cho tơi ra thành vô số sợi nhỏ loăn xoăn rồi uốn, cột phần tàu dính nhau thành cái “vương miện” đội lên đầu. Vậy là xong, xem như bạn đã thành một “đại tiểu thư” má phấn tóc xoăn.

Giờ muốn “tiểu thư” lộng lẫy hơn nữa phải đi tìm lá mì. Cọng lá mì màu đỏ được đem làm đồ trang sức. Cầm cọng lá bẻ gập thành từng nấc nhỏ chừng 1 cm. Cứ một nấc để yên thì một nấc lột bỏ ruột cọng, chừa lại phần vỏ đỏ như sợi dây nối liền các đoạn ruột còn lại. Nháy mắt, những cọng lá mì biến thành xâu chuỗi hạt hoặc cái vòng đeo tay màu đỏ, nhỏ xinh. Khéo tay hơn, có thể chừa lại một phần lá, dùng kéo cắt tỉa cho lá biến thành cái mặt dây chuyền.

Làm đẹp là chuyện của cánh con gái. Con trai có ớn bắn súng cũng sẽ đi tìm những thú chơi mang tính... kỹ thuật nhiều hơn. Chong chóng chẳng hạn. Không phải đi đâu xa, quê luôn có sẵn thứ lá cây tết thành chong chóng. Mà không, còn làm thêm được vô số món đồ chơi khác cũng dễ thương không kém, đó là lá dừa. Lá dừa quấn kèn là chuyện quá thường, mặc dù kèn lá dừa thổi hay không thua kèn lá chuối. Vào tay người khéo, lá dừa có thể biến thành những con chim, con hạc treo đung đưa cửa sổ; thành con rết xanh nhún nhảy hoặc con châu chấu voi bự chảng với đầy đủ ngoe càng râu ria.

Vậy nhưng, tôi mê nhất vẫn là những chiếc chong chóng lá dừa. Chiều hè, đồng khô, gió nồm thổi lộng; ngồi đung đưa chân đón gió đồng mát rượi, mắt say mê ngắm chiếc chong chóng lá dừa trên tay quay tít. Hạnh phúc tuổi thơ ngày ấy chỉ cần có vậy đã là đủ, đâu khao khát chi nhiều?

Giờ thì đã hút xa một thời tuổi nhỏ. Quê ơi!

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.