Miền ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Căn nhà xưa đón tôi bằng một cơn mưa bất chợt. Lá ở đâu mà nhiều như thể cả một cánh rừng trút xuống.

Hàng xóm bảo cứ để chất đống mà đốt rồi bón cho cây nhưng tôi chưa vội làm. Tôi muốn ngắm thật lâu những gì đọng lại sau lưng mình trong những ngày vắng mặt. Ngôi nhà này là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, nơi rộn rã tiếng cười của cả nhà giờ chỉ còn lại một mình đứng đây.

Tôi đã đến nhiều vùng đất, say sưa đắm chìm trong sự khác lạ, hấp dẫn của văn hóa bản địa và tìm ra được những nét đặc sắc riêng có của từng vùng quê. Bấy nhiêu năm đi mòn đế giày, nào ngờ về đây, nhà lại “hoang vu” trong chính lòng mình.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Con đường bụi đỏ phía trước mặt bao giờ cũng báo cho tôi biết niềm vui khi mẹ đang về. Trên chiếc xe đạp lọc cọc, tiếng của những phụ tùng han rỉ vang trong không gian làm thức tỉnh chú vàng thính tai. Nó nhìn xuống con đường gồ ghề, sủa lên mấy tiếng, cái đuôi mừng ngoáy tít rồi quay lại liếm chân tôi. Nó cũng như tôi ngóng mẹ về nhưng chẳng có quà gì cho nó. Nhưng, có lẽ thứ mà nó mong lại chính là sự bình an, để biết mình không bị bà chủ bỏ rơi. Sau này lớn lên, tôi nhận ra đó là một bài học lớn.

Mẹ về đến sân, mồ hôi đẫm lưng áo. Nắng, gió, sự mệt nhọc chẳng chịu buông tha, cứ quấn lấy mẹ cả ngày. Đàn heo, đàn gà thì cứ nhẩn nha chẳng vội lớn. Cây cối trong vườn cũng mỗi mùa một khác nhưng bóng mát thì luôn đầy ắp trước sân như bàn tay của mẹ. Tất cả những cây ấy đều một tay mẹ trồng, mẹ tưới. Mẹ trồng từ lúc tôi chưa sinh ra. Có lẽ người đợi đứa con trong ước vọng tươi xanh ấy đã từ lâu lắm…

Những ngày đi học xa nhà bao giờ cũng vui nhất. Tuy nhiên, giờ đây, tôi lại thấy nuối tiếc. Nuối tiếc vì đã làm cha mẹ lo lắng. Nuối tiếc vì những năm tháng ấy tôi không được sống trong miền thơ ấu này. Bên khung cửa sổ phòng tôi, những cành hoa đã ghé hương thơm, những cánh ong bay qua bao lần, nắng cũng đã bao lần ghé thăm. Dường như trong đời mỗi người đều có những năm tháng xa vắng đó. Đó là khoảng thưa vắng khi mái nhà võng xuống bởi tuổi tác cột kèo, cha mẹ còng lưng bởi lo toan, còn ta vẫn đang cố sải bước chân theo đuổi niềm đam mê tuổi trẻ.

Tôi mở cửa bước vào nhà. Căn nhà xưa tuy không ai ở nhưng vì có người trông nom nên sạch sẽ, ấm áp. Bàn ghế ngăn nắp, những cuốn sách nằm trên giá ngay ngắn, chiếc đàn guitar mà cha tôi thường chơi bài “Phố núi buồn” của nhạc sĩ Trần Tiến vẫn còn đó. Tôi vẫn nhớ giọng cha tôi hát: “Tráng sĩ nghèo, áo vải nâu/Đèo An Khê cưỡi voi chập chùng/Thung lũng xanh/Những giai nhân và những anh hùng”. Thanh âm quen thuộc như phảng phất, vang vọng giữa bốn bức tường gỗ cũ.

Tôi nhớ có năm hiếm mưa, đất đai cằn khô, đôi môi nứt nẻ. Tôi nằm trên cỏ khô rạc ngắm bầu trời xanh và hỏi cha: “Trên trời kia ai tưới mà xanh mát thế ạ?”. Cha tôi đang cặm cụi làm vẫn ngẩng lên, đưa khăn quệt mồ hôi và bình thản nói: “Xanh bởi những điều ước chứ nào có ai tưới”. Nghe cha giảng giải, tôi hiểu được có biết bao người đã gửi lên đó những ước mơ. Ước mơ không bao giờ khô héo mà luôn xanh mát niềm hy vọng như thế. Thế rồi, mưa từ đâu về bất chợt rơi xuống, mưa táp vào mặt tôi mát lạnh. Kỳ lạ quá, không có sấm chớp, không vần vũ bầu trời mà mưa như lời nói đùa ào ạt đáp lại câu hỏi của tôi.

Miền ký ức ấy chẳng nhiều nhặn gì nhưng cũng đủ khiến tôi bâng khuâng khi trở về. Chỉ có tôi mới nhận ra, mới hồi tưởng và thấy từng chiếc lá quý giá. Nhìn viên gạch đã mòn bởi bước chân của thời gian, tôi mới thấy mình đã bỏ lại sau lưng quá nhiều ký ức. Tôi bước ra, khép lại cánh cổng gỗ, nghe tiếng thời gian vang lên phía sau lưng, biết rằng tóc mình đêm nay có lẽ sẽ bạc thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.