Mùa sen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giữa mùa hạ nắng cháy, sắc hồng tươi thắm của sen khiến lòng người dịu lại.
Đầm sen trong phố. Ảnh: X.H

Đầm sen trong phố. Ảnh: X.H

Bà tôi nói đầm sen là tài sản chung của cả làng, có từ rất lâu rồi. Từ thuở bà tôi còn bé xíu, lớn lên đã thấy nó nằm kế bên cánh đồng lúa. Cái đầm xưa kia là di chứng hố bom sót lại, lâu dần nước đọng rồi sen mọc lên. Sen trong đầm chủ yếu là giống sen có màu phớt hồng rất đẹp.

Từng búp sen nhú thẳng chĩa lên cao, nhụy vàng được bao bọc các lớp áo hoa dầy dặn và chắc chắn. Chỉ sau vài đợt nắng, cánh bắt đầu xòe rộng, những bông hoa mang một vẻ đẹp hồng thắm kiêu sa, lộng lẫy.

Gặp đúng mùa sen nở, ngang qua đầm sen, sẽ bắt gặp rất nhiều người mê mẩn đứng trên bờ ngắm sen. Nếu có bông sen sát bờ, thể nào ai đó cũng đưa lên tận mũi mà hít hà cho bằng được. Ở những vùng quê, mùa gặt trùng với mùa sen nở. Trong hương lúa xôn xao luôn có hương sen thơm dìu dịu...

Nhắc tới sen tôi lại nhớ tới bà ngoại. Cảm xúc rõ nét bao lần như một trong màu phớt hồng thân thương đó. Bà ngoại yêu sen mãnh liệt. Mùa sen nào tôi cũng hái một bó thật to mang về cho bà cắm trong phòng. Bà bảo sen là của đất trời, những ngày mùa hạ nắng nóng có một bình hoa trong nhà sẽ làm dịu mát đi biết nhường nào.

Bà cắm sen, rồi tỉ mẩn ướp trà đãi khách phương xa tới thăm. Cái cách bà cẩn thận tách từng cánh hoa, nâng niu từng búp trà mới cảm nhận được để tạo ra một hương vị trà sen đáng quý biết nhường nào.

Trà sen là thức uống dân dã nhưng rất đỗi thanh tao. Những buổi chiều bình yên, gió se se thổi, lặng lẽ bên chiếc chõng tre, những người bạn già ngồi bên nhau ôn lại chuyện cũ thời hoa niên, tay vân vê những con cờ, thi thoảng lại nhấp ngụm trà sen thơm phức.

Mùa sen nhắc nhớ một thời khốn khó của người nông dân tần tảo. Nhiều người ngụp lặn thật sâu dưới lòng đất để nhổ từng ngó sen trắng ngà cải thiện bữa ăn. Tuổi lên mười tôi đã biết theo đám bạn trong làng xuống đầm sen hái đài và nhổ ngó sen.

Mâm cơm gia đình vẫn còn đó là dĩa ngó sen trắng ngần, giòn ngọt, có tiếng nói cười mẹ cha, anh chị em đầm ấm. Bao nhiêu năm trôi qua tôi vẫn luôn nhớ về bữa cơm đó và muốn được nhiều lần quay lại trong đời…

Thời gian đã cuốn đi, tôi trưởng thành, xa quê, xa những mùa sen thương nhớ. Mùa sen của những năm tháng thiếu thời, của tôi, của bạn, của những người sinh ra lớn lên từ vùng quê luôn vương vất một mùi hương dịu ngọt.

Có thể bạn quan tâm

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Hoa xà cừ

Hoa xà cừ

(GLO)- Những ngày mùa khô gom về đủ sắc vàng, khoe rực rỡ. Khi cái nắng chói chang trải đều khắp phố thì những tàng cây xanh mát của xà cừ lại giống như những chú lính cứu hỏa kiên cường được yêu mến nhất.
Con đường tuổi thơ

Con đường tuổi thơ

(GLO)- Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Buồn vui ngày hè

Buồn vui ngày hè

(GLO)- Khi cái nắng mỗi lúc một nồng nàn, loài hoa học trò rực đỏ cùng tiếng ve réo rắt cũng là lúc các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là quãng thời gian được mong chờ, háo hức nhất của học sinh.
Chuyện hoa quỳnh

Chuyện hoa quỳnh

(GLO)- Khi đọc câu “Hài văn lần bước dặm xanh/Một vùng như thể cây quỳnh cành giao” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi rất tò mò về 2 loại cây này.
“Thức dậy miệng mỉm cười”

“Thức dậy miệng mỉm cười”

(GLO)- Mỗi ngày, chúng ta phải đối diện với nhiều nỗi lo toan nên thường quên mất một phép nhiệm màu: mỉm cười. Nụ cười giúp ta có thêm sức mạnh để thư thái bắt đầu một ngày mới, chấp nhận những điều bất như ý có thể xảy ra bằng sự trân trọng, yêu thương tất cả những gì mình đang có.

Lưu luyến mùa xa

Lưu luyến mùa xa

(GLO)- Những ngày này có lẽ thật nhiều cảm xúc đối với các thầy cô và lớp lớp học trò, nhất là học sinh cuối cấp. Sau 9 tháng miệt mài học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thương cùng bè bạn, giây phút chia tay đã đến cùng bao cảm xúc.