Mùa xoài chín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Về Ayun Pa mùa này, chúng ta thường bắt gặp những chiếc xe máy có gắn 2 cái sọt phía sau, còn người lái xe thì cầm theo chiếc sào kẹp bên hông xuôi xuôi ngược ngược. Đó là những người đi hái xoài chín.

Vùng đất Ayun Pa rất hợp với cây xoài. Sau thời gian nảy lộc, đâm chồi, những cây xoài hé nụ rồi đơm bông. Những cánh hoa xoài màu vàng nhạt, li ti, từng chùm chi chít bên nhau tỏa mùi thơm dịu nhẹ. Tôi thích ngắm cây xoài khi hoa nở rộ. Muôn ngàn bông cộng hưởng thành một màu vàng nhè nhẹ đủ gợi sự thanh tao, nhưng vẫn bừng sáng cả một vùng. Rồi khi hoa phai màu cũng là khi những chùm quả xanh xuất hiện. Theo năm tháng, quả lớn dần, lúc lỉu trên cành.

Minh họa Huyền Trang

Minh họa Huyền Trang

Các cô cậu học trò hái những quả xoài non bỏ gọn vào túi quần hay cặp sách đem lên lớp ăn trong giờ ra chơi. Còn khi trên cây có quả chín cũng là lúc chim chóc rủ nhau về kiếm ăn. Lúc này, chủ vườn đem sào ra nhìn ngắm để chọn quả chín hái vào cất để ăn dần hay làm quà biếu. Những quả xoài vàng ươm màu nắng, mọng nước ngọt thơm, nhìn thôi đã thấy thòm thèm.

Cạnh nhà tôi có một vườn xoài. Khi tôi tới đây ở thì đã có hàng chục cây cao to, thân chừng 3-4 người ôm, da nổi u cục thâm đen. Đó là vết dấu của thời gian, của nắng mưa chạm khắc; những chứng tích trả lời cho tôi biết vườn xoài ấy đã có từ lâu lắm rồi. Vào mùa xoài chín, khu vườn luôn rộn tiếng nói cười của chủ nhà và thương lái. Hành trang mang theo của các thương lái là những chiếc sọt to được buộc thăng bằng sau xe máy. Chiếc sào dài bằng tre, đầu sào có gắn chiếc túi vải cùng cái móc để khi hái, quả xoài sẽ rơi gọn vào túi mà không bị dập nát. Họ đi từng cây, ngắm từng cành để chọn quả chín và hườm, còn lại sẽ đợi vài ba ngày sau đến hái tiếp. Người hái đa phần là phụ nữ, mắt nhìn, tay làm mà miệng vẫn “tám” chuyện vui vẻ.

Đi chợ những ngày này, đâu đâu tôi cũng thấy xoài. Xoài Thái quả to da tim tím, xoài cát Hòa Lộc ngọt lừ, rồi xoài tượng, xoài Cát Chu, xoài tứ quý… Nhưng nhiều nhất vẫn là xoài mủ-loại xoài bản địa của xứ này. Quả nhỏ, ngắn, phải thật chín mới ngọt nhưng có hương vị rất riêng. Với những quả chín mọng, chỉ cần dùng tay bóc lớp vỏ, để lộ ra lớp thịt căng mọng và vài ba sợi gân nhỏ, cứ thế mà thưởng thức. Cái vị ngọt thanh tan hòa trong vị giác đến khó tả. Đó mới đúng là chất xoài Ayun Pa.

Lại một mùa xoài nữa đang hiện diện trên mảnh đất Ayun Pa. Như thường lệ, sáng mai, tôi sẽ dậy sớm ra chợ chọn những quả xoài ngon nhất để gửi biếu chị gái nơi phố núi Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Con đường tuổi thơ

Con đường tuổi thơ

(GLO)- Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
“Thức dậy miệng mỉm cười”

“Thức dậy miệng mỉm cười”

(GLO)- Mỗi ngày, chúng ta phải đối diện với nhiều nỗi lo toan nên thường quên mất một phép nhiệm màu: mỉm cười. Nụ cười giúp ta có thêm sức mạnh để thư thái bắt đầu một ngày mới, chấp nhận những điều bất như ý có thể xảy ra bằng sự trân trọng, yêu thương tất cả những gì mình đang có.

Lưu luyến mùa xa

Lưu luyến mùa xa

(GLO)- Những ngày này có lẽ thật nhiều cảm xúc đối với các thầy cô và lớp lớp học trò, nhất là học sinh cuối cấp. Sau 9 tháng miệt mài học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thương cùng bè bạn, giây phút chia tay đã đến cùng bao cảm xúc.
Bâng khuâng trường cũ

Bâng khuâng trường cũ

(GLO)- Tôi bước qua tuổi học trò đã hơn 20 năm, đi qua bao thăng trầm của cuộc sống, cũng đã học thêm nhiều lớp sau đại học. Nhưng với tôi, những năm tháng cùng bạn bè đi qua bậc THPT là quãng thời gian vô tư và tươi đẹp nhất.
Điều quý giá nhất

Điều quý giá nhất

Cúp điện lúc nửa đêm. Trong căn phòng đóng kín cửa, điều hòa tắt, chẳng còn bất cứ luồng gió nào có thể len lỏi vào, anh cảm giác như mình sắp chết ngạt nếu điện không có trở lại kịp.
Dưới bóng cội xanh

Dưới bóng cội xanh

(GLO)- Chẳng cứ những ngày nồm oi bức mà ngay trong cả những tiết thu gió hanh, cả khi mưa giăng mờ rẩy run cành lá, tôi cũng không quên dành riêng một góc hồn tình tự với cội cây.