Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn xoài vào thời gian này là tốt nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
'Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy xoài mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện khả năng miễn dịch, sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Người bệnh tiểu đường có nên kiêng cà phê?; Nắng nóng gay gắt, phụ huynh cần chú ý 3 loại bệnh ở trẻ; Một dấu hiệu của ung thư chỉ xuất hiện vào ban đêm...

Những điều cần biết để tận dụng lợi ích tuyệt vời của xoài

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy xoài mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện khả năng miễn dịch, sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Điều này là do hàm lượng dưỡng chất, vitamin và chất xơ dồi dào trong xoài.

Xoài chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng nên hạn chế ăn sau bữa tối vì dễ làm tăng đường huyết đột ngột

Xoài chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng nên hạn chế ăn sau bữa tối vì dễ làm tăng đường huyết đột ngột

Xoài được nhiều người ưa thích vì hương vị thơm ngon. Để tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng của xoài, điều đầu tiên cần nhớ là tránh uống nhiều nước ngay sau khi ăn xoài. Vì điều này sẽ làm loãng nồng độ pH trong dạ dày, dễ gây đau bụng và khó tiêu.

Vì xoài chứa nhiều axit phytic, khi đi vào cơ thể sẽ sinh nhiệt. Để giảm tác động này thì hãy ngâm xoài trong nước trước khi ăn.

Ngoài ra, mọi người cũng cần chú ý đến thời điểm ăn xoài. Khoảng thời gian tốt nhất để ăn xoài là vào bữa sáng. Mọi người cần tránh ăn xoài sau bữa tối vì xoài chín ngọt có thể làm tăng đường huyết đột ngột. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.4.

Người bệnh tiểu đường có nên kiêng cà phê?

Theo các nghiên cứu, uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là đối với người đã mắc căn bệnh này thì lại khác, cà phê không an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.

Tại sao lại như vậy? Và với một người đã quen với việc không thể thiếu tách cà phê buổi sáng, nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, liệu có cần phải bỏ caffein?

Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng với người đã mắc bệnh tiểu đường thì không như vậy

Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng với người đã mắc bệnh tiểu đường thì không như vậy

Một nghiên cứu đã tiết lộ rằng uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu đã mô tả rằng thậm chí uống 1 tách cà phê hằng ngày có thể làm giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy cà phê giúp giảm viêm trong cơ thể.

Tiến sĩ Jyoti Khaniojh, chuyên gia dinh dưỡng từ Bệnh viện Chuyên khoa Max Super, Patparganj (Ấn Độ), cho hay: Caffein có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ tác động của caffein đối với lượng đường trong máu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 27.4.

Nắng nóng gay gắt, phụ huynh cần chú ý 3 loại bệnh ở trẻ

Trời nắng nóng gay gắt, độ ẩm không khí cao khiến vi khuẩn dễ sinh sôi, gây ra các nhóm bệnh chính cho trẻ gồm viêm đường hô hấp, tiêu hóa và các bệnh lý về da.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Lĩnh cho biết, những ngày gần đây TP.HCM đang vào mùa nắng nóng, độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Trong một tháng gần đây, số trẻ đến khám tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn mỗi ngày tăng trung bình 30-60%.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Lĩnh thăm khám cho một bệnh nhi về bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn

Bác sĩ Nguyễn Hữu Lĩnh thăm khám cho một bệnh nhi về bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn

"Ở trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi hoặc sốt siêu vi khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng khiến cho thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm phát tán mầm bệnh tiêu chảy làm cho các vấn đề tiêu hóa ở trẻ, đặc biệt là tiêu chảy cấp như viêm dạ dày ruột cấp trở nên nghiêm trọng hơn", bác sĩ Lĩnh chia sẻ.

Theo bác sĩ Trương Thị Ngọc Phú, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết chăm sóc trẻ mùa nắng nóng là vấn đề quan trọng do sức khỏe của trẻ luôn chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết. Tỷ lệ lượng nước trong cơ thể cũng như hệ miễn dịch của trẻ khác với người lớn nên thời tiết nắng nóng làm cho cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt, trẻ dễ bị mất nước kèm mất điện giải, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút tấn công.

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.