“Để gió cuốn đi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chúng ta thường dùng câu “Nhân vô thập toàn” để dỗ dành bản thân khi làm sai một điều gì đó hoặc để biện minh về hành vi của mình và mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ.

Cũng có khi điều đó là để bao biện cho một người thứ ba mà mình muốn bảo vệ hay cố thuyết phục ai đó trong từng tình huống cụ thể. Có lẽ, câu nói này cũng có tác dụng như một liều thuốc giảm đau để trung hòa cảm xúc và cân bằng những trạng huống xảy ra trong đời.

Con người không có ai hoàn hảo cả. Trong hành trình làm người, chẳng ai dám khẳng định rằng mình chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với ai, chưa sai phạm trong công việc, chưa vô tình hoặc cố ý làm người nào đó tổn thương.

Và ngược lại, sẽ có nhiều người, nhiều mối quan hệ đã ít nhiều khiến niềm tin của chúng ta đổ vỡ. Những tổn thương ấy có khi đã lành nhưng những vết sẹo để lại đôi lúc lại khiến lòng nhức nhối.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Mỗi người sẽ có một cách để tự chữa lành cho mình. Người thì nhẹ lòng buông bỏ cho qua. Người lại ôm nỗi đau chờ ngày trả lại. Dẫu chọn cách nào thì rõ ràng rằng trong lòng họ đã có những tháng ngày trải nghiệm nỗi đau cùng sự trăn trở, day dứt khôn nguôi.

Từ nhỏ, chúng ta được cha mẹ dạy cho câu “xin lỗi” khi lỡ làm điều gì sai quấy và lời “cảm ơn” khi ai đó giúp đỡ mình. Hẳn là trong cuộc đời mình, chúng ta đã sử dụng 2 từ đó rất nhiều. Thực ra, khi nhận về từ “xin lỗi” của người khác cũng là lúc từ “tha thứ” xuất hiện và chúng ta lại dằng co nội tâm để có thể thong thả gật đầu. Vậy, việc tha thứ liệu có dễ dàng?

Tôi thường lùi lại một nhịp trước những việc xảy ra để chọn cho mình một cách ứng xử phù hợp nhất trong mọi tình huống. Khoảng lặng ấy là lúc tôi tự đấu tranh với chính mình, lắng nghe trái tim mình lên tiếng. Công thức lùi lại một nhịp luôn giúp tôi giữ được sự bình tĩnh và vượt qua các trạng huống cảm xúc, đặc biệt là sự tha thứ.

Thế nhưng, để làm được điều ấy cũng không hề dễ dàng. Học và hành được sự bao dung thực sự khó. Chỉ có sự bao dung mới làm cho lòng mình mở ra những miền thanh thản nhẹ nhàng. Khi chúng ta trao đi sự tha thứ cho người, như gieo một hạt giống lành, để một ngày nào đó nếu lỡ chúng ta vô tình làm ai đó đau lòng, biết đâu chúng ta cũng sẽ nhận lại được sự tha thứ của người.

Nhà tâm lý học người Mỹ Everett Worthington cũng từng nói: “Có rất nhiều lợi ích cho người biết tha thứ. Nó làm giảm sự suy ngẫm vốn đang lặp đi lặp lại mọi thứ trong tâm trí chúng ta”. Vậy hóa ra, khi ta mở lòng, hạnh phúc sẽ nhẹ nhàng đến với mình. Ấy chính là sự giải thoát cho ta khỏi những cảm xúc tiêu cực để tâm hồn được thư thái, an lành hơn.

Trong đời, hẳn là ta sẽ gặp một vài biến cố. Vượt qua hay gục ngã đều phụ thuộc hoàn toàn ở ý chí, nghị lực và sức chịu đựng của chính mình. Vậy nên, hãy đặt nỗi buồn của mình ở lại và tiếp tục bước đi. Lòng vị tha sẽ là dòng suối mát lành, nơi đó thân tâm ta sẽ được thanh thản.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Và, khi đó, điều còn lại cùng chúng ta sẽ là những hạnh phúc dịu dàng, bình dị.

Có thể bạn quan tâm

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.