Thương nhớ cỏ may

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Khi cơn gió heo may mang theo hương ổi, hương thị thơm lừng thì những bông hoa cỏ may cũng vươn mình chào đón mùa thu.

Là một loài cỏ dại, cỏ may có thể mọc và phát triển bất cứ nơi đâu, nhưng nhiều nhất vẫn là trên triền đê, ngoài đồng nội hay trên các sườn đồi. Thân cây cỏ may mọc lan, đan thành từng dải xanh trên khoảng rộng. Còn hoa lại mọc thẳng đứng hướng lên trời cao, trông hệt như cái chùy dài, màu tím than. Cái chùy tuy bé nhỏ nhưng lại mang vẻ rắn rỏi, vững vàng, vươn lên đầy kiêu hãnh.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Thuở nhỏ, lon ton theo bà ra đồng, ngắt những bông cỏ may bó thành chùm nhỏ, tôi thắc mắc với bà tại sao loài cỏ này lại có tên là cỏ may? Bà cười hiền hậu giải thích rằng: Quả cỏ may khi già khô lại thường sẽ găm vào ống quần bất cứ ai đi ngang qua. Những quả bé nhỏ li ti có đầu nhọn đua nhau đâm vào vải giống như chiếc kim khâu. Dựa vào đặc điểm đó mà người ta gọi nó là cỏ may.

Lòng trẻ thơ thật hào hứng khi thấy lời giải thích của bà thật có lý. Tâm hồn thơ ngây của tôi khi ấy còn khéo tưởng tượng loài cây này cũng có tâm hồn và cảm xúc như con người. Có khi nào, vì ở nơi cánh đồng xa xôi heo hắt nên chỉ cần có người đi qua là muôn bông hoa xô nhau lại níu lấy chân người. Và khi người không thể ở lâu thì chúng bám lấy bám để vào gấu quần để được theo về.

Sau này lớn lên đi học, đọc thêm sách, tôi mới biết đó là cách phát tán của cỏ may. Nếu bồ công anh hay hạt hoa sữa nương theo cánh gió mà bay thì hạt hoa cỏ may chọn cách bám lấy chân người. Chúng cũng muốn giống loài của mình được vươn xa khắp nơi chứ không phải quanh năm chỉ quẩn quanh nơi đồng nội. Tôi nhận thấy ở cỏ may có vẻ đẹp của sự khát khao và lòng dũng cảm, dám bứt phá để thay đổi và phát triển.

Tuổi thơ chân trần, men theo bờ rào hái quả dại, có ai không một lần đau bụng vì giun quấy. Khi ấy, mẹ lấy rễ cỏ may sao vàng hạ thổ, nấu với nước rồi cho uống. Vài ngày sau thì khỏi hẳn. Tôi rất ngạc nhiên vì tưởng đất trời sinh ra cỏ may chỉ là loài mọc dại, không có tác dụng gì. Tôi còn bất ngờ hơn khi mẹ cho biết, cỏ may còn giúp con người chữa các bệnh về gan, về đường tiêu hóa hay bệnh vàng da… Những bài thuốc dân gian ấy thật là hay. Đúng như sự khiêm nhường vốn có, cỏ may lặng lẽ cống hiến cho cuộc đời mà không cần ai hay.

Hoa cỏ may tự mọc, tự lớn, tự tồn tại một cách khiêm nhường. Vậy mà lạ, không sắc nhưng cỏ may không hề nhạt nhòa, không hương nhưng lại vấn vít mùi thơm tho tuổi thơ của bao nhiêu con người sinh ra và lớn lên từ làng.

Làm sao quên được những chiều quê cùng bạn bè nô đùa trên triền đê. Khi đàn trâu thung thăng gặm cỏ thì chúng tôi mải chạy theo cánh diều trên bầu trời cao. Chả đứa nào để ý, dưới chân đám cỏ may tranh thủ găm dày gấu quần. Chơi chán, chúng tôi lại ngồi duỗi chân ra cùng gỡ cỏ may cho nhau trong tiếng cười giòn tan hòa theo những cơn gió dài.

Thời gian trôi qua. Hôm nay, khi đọc lại những câu thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh “Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may/Áo em sơ ý cỏ găm dày/Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/Ai biết lòng anh có đổi thay?”, lòng tôi bỗng xao xuyến, bâng khuâng. Và, hoa cỏ may của mùa thu ấy biết tôi với những rung động đầu đời của tuổi mới lớn.

Chiều nay, khi lang thang trên quảng trường thị xã, giữa một đám cỏ xanh mọc lên mấy bông cỏ may tim tím. Giữa bộn bề phố xá hối hả, còi xe cùng tiếng nhạc xung quanh râm ran, sắc tím ấy vẫn bình dị, vẫn hồn nhiên khiến tôi man mác nhớ về ngày thơ ấu.

Có thể bạn quan tâm

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Làng tôi

Làng tôi

(GLO)- Chuyến về quê lần này, tôi theo vợ chồng chú em Huỳnh Văn Hòa ra ruộng mướp vào một sáng mùa hè để tận hưởng không gian thoáng đãng cùng người làng tôi, đất làng tôi.
Ngày hè đã xa

Ngày hè đã xa

(GLO)- Khi những cơn gió Lào bắt đầu xao xác rặng tre gầy, cái ran rát đã cảm nhận được trên da thịt cũng là lúc ngày nghỉ hè chính thức bắt đầu.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Trốn tìm

Trốn tìm

(GLO)- Cách đây vài chục năm, quê tôi chưa có điện đường. Điện thắp trong nhà cũng chỉ là những bóng đèn sợi tóc với ánh sáng tù mù, yếu ớt. Tối tối, lũ trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi trốn tìm.
Tản mạn ngày mưa

Tản mạn ngày mưa

Mưa buồn hay vui là tự cảm nhận của mỗi người. Với tôi, mưa đem lại những khoảng lặng tâm hồn để suy ngẫm về những gì đã và đang diễn ra trong cuộc đời mình, với những vui buồn.
Hương mùa thu

Hương mùa thu

(GLO)- Miền Trung quê tôi không có mùa thu như ngoài Bắc. Nhưng ấn tượng về mùa thu trong tuổi thơ tôi là mùa thị chín vàng ươm.
Căn bếp ngày xưa

Căn bếp ngày xưa

(GLO)- Con trai tôi từ nhà hàng xóm trở về với khuôn mặt đầy nhọ. Thằng bé nhoẻn miệng cười tươi, trên tay là củ khoai lang nướng. Con đưa tay quệt ngang trán, lớp nhọ trộn lẫn với mồ hôi khiến mặt càng thêm nhem nhuốc. Chỉ bấy nhiêu thôi mà lòng tôi lại rộn lên bao xúc cảm.