Mang Yang: 200 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tập huấn về làm mẹ an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 3 ngày (từ 22 đến 24-5), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm y tế huyện tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn cho 200 hội viên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Đak Jơ Ta và xã Lơ Pang.

Các học viên được trang bị kiến thức về chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ; chăm sóc sức khỏe, khám và theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ em và quyền được chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; hướng dẫn, tuyên truyền vận động chị em đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế của tỉnh.

Hội LHPN huyện Mang Yang truyền thông về làm mẹ an toàn, sinh con tại cơ sở y tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ. Ảnh: Minh Châu

Hội LHPN huyện Mang Yang truyền thông về làm mẹ an toàn, sinh con tại cơ sở y tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ. Ảnh: Minh Châu

Thông qua lớp tập huấn góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, người dân địa phương về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em, vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế; triển khai 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và thực hiện việc giám sát theo quy định.

Ngoài ra, Hội LHPN huyện Mang Yang tổ chức 6 hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới cho 600 cán bộ, hội viên phụ nữ, người có uy tín tại cộng đồng của 6 xã: Kon Chiêng, Đak Trôi, Đê Ar, Kon Thụp, Đak Jơ Ta và Lơ Pang.

Ra mắt "Tổ truyền thông cộng đồng" tại làng A Lao, xã Lơ Pang

Ra mắt "Tổ truyền thông cộng đồng" tại làng A Lao, xã Lơ Pang

Đồng thời, ra mắt 6 “Tổ truyền thông cộng đồng” tại 6 làng của các xã với tổng số 60 thành viên. Đây là những người có uy tín trong cộng đồng, có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng. Hội cũng hỗ trợ mỗi tổ truyền thông 3 triệu đồng để mua sắm các thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền.

Đây là những hoạt động thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.