Bước chuyển mình của xã An Thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từng là một vùng đất nghèo khó, nhờ tập trung phát huy tối đa nội lực nên sau 30 năm kể từ ngày thành lập, xã An Thành (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã thực sự thay da đổi thịt.

Những buổi đầu gian khó

Nhớ về thuở ban đầu khi xã mới được thành lập, ông Nguyễn Xuân Đài-nguyên Chủ tịch UBND xã An Thành kể: Xã được thành lập vào ngày 23-3-1994 với 10 thôn, làng và thuộc huyện An Khê. Đến năm 2003 khi chia tách huyện, xã An Thành thuộc huyện Đak Pơ với 2 thôn kinh và 3 làng dân tộc thiểu số (DTTS). “Tôi còn nhớ khi chuyển về đây làm việc, chúng tôi phải mượn 1 căn phòng của Đội chăn nuôi bò thuộc Nông trường Hà Tam cũ rồi kê thêm mấy cái bàn để xử lý công việc hành chính. Mùa nắng, phòng làm việc nóng như trong lò đốt, còn mưa thì dột. Ngày ấy, thu nhập bình quân đầu người ở xã chỉ đạt 2,7 triệu/người, thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt chừng 77 triệu đồng, sản xuất nông nghiệp là chính, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chỉ chiếm 5% trong cơ cấu kinh tế. Tình trạng đói nghèo do phương thức sản xuất lạc hậu còn phổ biến, nhất là ở các làng DTTS. Đa phần nhà cửa của các hộ dân trong xã thời đó toàn bằng tranh tre”-ông Đài nhớ lại.

Còn lão nông Nguyễn Xuân Mai (trú tại thôn 5, xã An Thành) cũng không quên những khó khăn vất vả của buổi đầu đến định cư trên vùng đất này. “Tôi chuyển lên đây ở từ năm 1981, khi đó còn thuộc xã Hà Tam. Kể từ khi gia đình tôi mới chuyển lên ở đến khi chia tách, thành lập xã An Thành thì cuộc sống ở đây rất vất vả. Các gia đình phải chắt chiu từng chút để có tiền mua lương thực cho con cái ăn, đến mùa thì lên rừng tận thu lâm sản phụ. Khi thì hái nấm, khi bẻ măng hoặc hái rau rừng về nấu ăn”-ông Mai tâm sự.

Diện mạo nông thôn khang trang ở xã An Thành (huyện Đak Pơ). Ảnh: T.D
Diện mạo nông thôn khang trang ở xã An Thành (huyện Đak Pơ). Ảnh: T.D

Cũng một thời cống hiến trên vùng đất này, bà Nguyễn Thị Phong Lan-nguyên Chủ tịch UBND xã An-cho biết: Thời điểm mới chia tách, xã An Thành bộn bề khó khăn. Lúc đó, xã mới chỉ thành lập chi bộ, phải 2 năm sau, Đảng bộ xã được thành lập. Sau khi thành lập Đảng bộ, chúng tôi chú trọng vào vận động Nhân dân tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng phương thức sản xuất mới. Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí cấp trên phân bổ xuống, nhiều cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ vậy, đời sống nhân dân trong xã ngày càng khởi sắc hơn.

Diện mạo mới

Sau 30 hình thành và phát triển, diện mạo của xã An Thành đã có nhiều khởi sắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm. Đến năm 2023, thu nhập bình quân của người dân đạt 36,71 triệu đồng/người/năm, tăng 13,6 lần so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Hết năm 2023, thu ngân sách trên địa bàn xã đạt trên 972 triệu đồng, tăng hơn 12,5 lần so với năm 2004. Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh như mía, mì, rau…. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng, diện tích, năng suất các loại cây trồng tăng qua các năm. Hệ thống giao thông kết nối liên xã được đầu tư đồng bộ và đường trục thôn, làng từng bước được bê tông hoá, các tuyến đường nội đồng được mở rộng, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá nông sản. Tỷ lệ hộ nghèo ở xã An Thành giờ chỉ còn 9,39% và có trên 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Cuộc sống của người DTTS ở xã An Thành ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ảnh: T.D

Cuộc sống của người DTTS ở xã An Thành ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ảnh: T.D

Ông Đinh Seng (trú làng Kuk Kôn, xã An Thành) chia sẻ: “Được sự quan tâm của cấp trên, đời sống của người dân càng ngày khởi sắc. Phấn khởi nhất là công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng nên không còn cảnh thiếu đói như ngày trước nữa. Bà con còn được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Thế hệ trẻ được học hành đàng hoàng nên ý thức chấp hành các quy định của pháp luật cũng cao hơn, mạnh dạn chọn phương thức làm ăn mới hiệu quả hơn”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Huy Dũng-Bí thư Đảng ủy xã An Thành-cho biết: Qua 30 năm hình thành và phát triển, xã An Thành đã đạt được nhiều thành tích nổi bật về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh. Đảng bộ xã đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; huy động tổng hợp các nguồn lực, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển diện tích trồng cây ăn quả, tăng tỷ lệ đàn bò lai và đàn dê trên địa bàn xã. Ngoài ra, tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội và chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Cùng với đó, tăng cường công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở thôn, làng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ trực thuộc Đảng ủy. Một công việc không kém phần quan trọng là đấu tranh không để tà đạo Hà Mòn móc nối, phục hồi hoạt động trên địa bàn.

“Xã An Thành mới tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập xã. Thông qua hoạt động này, chúng tôi muốn động viên Nhân dân cùng cán bộ, công chức, viên chức phát huy truyền thống vẻ vang trong quá khứ để xây dựng xã ngày càng khởi sắc trong thời kỳ mới”-ông Dũng nói.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.