Tang vật đang chờ xử lý thì… biến mất: Sở TN-MT Gia Lai lên tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai, nếu trong quá trình đào ao phát hiện khoáng sản thì bán đấu giá sẽ hợp lý hơn.

Ngày 2-2, Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai cho biết đã yêu cầu UBND huyện Chư Prông báo cáo cụ thể việc phát hiện khoáng sản là đá tại thôn Hợp Thắng, xã Ia Drăng, huyện Chư Prông. Hiện tang vật là số đá này đã "biến mất" khỏi hiện trường.

Theo ông Lương Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai, huyện Chư Prông đã báo cáo việc hộ ông Phạm Văn Thủy trong quá trình đào ao đã phát hiện khoáng sản là đá xây dựng. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về vấn đề tận thu nên huyện lúng túng trong xử lý.

Hiện trường vụ khai thác đá hôm 9-1 và hiện nay

Hiện trường vụ khai thác đá hôm 9-1 và hiện nay

Về việc xử lý bằng cách "lấp hết lại" như phương án của huyện Chư Prông, ông Lương Thanh Bình cho rằng chưa hợp lý. "Nếu huyện gom lại, xác lập sở hữu toàn dân và bán đấu giá thì hợp lý hơn" - ông Bình nói.

Trước việc huyện Chư Prông đưa phương án là "lấp hết lại" nhưng thực tế đa phần số đá đã được chẻ làm đá xây dựng, vận chuyển đi nơi khác, chỉ một số ít được vùi lấp lại thì ông Bình nói Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nhận được video phản ánh. Vấn đề này, đơn vị đã yêu cầu huyện Chư Prông báo cáo cụ thể.

Đã có khoảng 150-170m3 đá bị "biến mất" khỏi hiện trường

Đã có khoảng 150-170m3 đá bị "biến mất" khỏi hiện trường

Trước đó, UBND xã Ia Drăng xác định khu đất của hộ ông Phạm Văn Thủy (thôn Hợp Thắng) có khoảng 1.600 m2 đất đã được múc; khoảng 300 cục đá Bazan, đường kính từ 0,5 đến 1 m, ước tổng cộng khoảng 150 – 170 m3 bị khai thác trái phép.

Số đá trên đã giao cho Ban Công an xã và Ban lãnh đạo thôn Hợp Thắng cùng phối hợp theo dõi, giám sát và quản lý.

Tuy vậy, đến nay chỉ còn lại một vài cục đá tại hiện trường, ông Lê Tấn Hiếu, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Prông, nói đã cho "lấp hết lại".

"Công trường" khai thác đá lậu thời gian trước và hiện tại

Tuy nhiên, người nhà ông Phạm Văn Thủy cho biết sau khi chính quyền địa phương lập biên bản, yêu cầu dừng việc múc ao thì số đá đã được khai thác lên đã được ông T.P cho người chở đi nơi khác. Chỉ một số ít cục đá được đẩy xuống hố, vùi đất lấp lại.

Theo nguồn tin của phóng viên Báo Người Lao Động, sau khi số đá tang vật được giao cho UBND xã quản lý, trong đêm vẫn có người tới để chẻ đá rồi vận chuyển ngay đi nơi khác.

Tang vật "biến mất", không liên lạc được chính quyền địa phương

Liên quan đến vụ việc tang vật bị "biến mất" khỏi hiện trường, nhóm phóng viên đã nhiều lần liên hệ với UBND xã Ia Drang, UBND huyện Chư Prông để làm việc nhưng đều không nhận được phản hồi.

Tại huyện Chư Prông, phóng viên, người dân đến đăng ký làm việc đều phải đăng ký với bảo vệ cơ quan. Khi người này xin ý kiến, nếu lãnh đạo huyện đồng ý thì phóng viên, người dân mới được vào làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Dự án sân golf FLC Đak Đoa: Hàng loạt cây thông bị xâm hại

Dự án sân golf FLC Đak Đoa: Hàng loạt cây thông bị xâm hại

(GLO)- Gần 200 ha đất rừng tại huyện Đak Đoa được chuyển đổi mục đích sử dụng và giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) quản lý để thực hiện dự án sân golf và tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, từ khi dự án ngừng thi công, hàng loạt cây thông tại khu vực này bị khai thác trái phép.

Gian nan hành trình “vén màn” tội ác

Gian nan hành trình “vén màn” tội ác

(GLO)- Mỗi vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai là một “bài toán” cần lực lượng Cảnh sát Hình sự (CSHS) nhanh chóng tìm ra lời giải. Trong hành trình “vén màn” tội ác, bắt giữ hung thủ giết người, lực lượng CSHS đã không quản ngày đêm, gian khổ, thậm chí hiểm nguy.