Cần thực hiện nghiêm chế tài xử lý hát karaoke gây ồn ào trong khu dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù đã có chế tài xử phạt cá nhân đến 1 triệu đồng, tổ chức đến 2 triệu đồng việc hát karaoke gây ồn ào quá giờ 22 giờ, nhưng hiện tình trạng này vẫn chưa được xử lý nghiêm gây bức xúc đối với người dân trong khu dân cư.

Bà Nguyễn Thị Thảo (phường Yên Đổ, TP. Pleiku) năm nay đã hơn 70 tuổi. Mấy năm nay, sức khỏe trở yếu nên bà rất cần được tĩnh dưỡng. Song ở gần nhà bà lại có vài gia đình hàng xóm thường hay tụ tập nhậu nhẹt và hát karaoke bất kể ngày đêm. “Đôi khi mới 9 giờ sáng, họ đã tụ tập lại nhậu, sau đó hát xuyên trưa. Còn việc họ hát hò tới khuya là chuyện bình thường. Người lớn tuổi thì không thể ngủ nghỉ, bọn trẻ thì không thể tập trung học bài. Chúng tôi cũng không muốn gây xích mích giữa hàng xóm láng giềng nên cũng chỉ có thể chịu đựng chứ không biết cách nào khác”-bà Thảo bức xúc.

Việc gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng. Ảnh: Minh họa
Việc gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng. Ảnh: Minh họa

Theo dõi trên các trang mạng xã hội, ta cũng thường hay đọc được những dòng cảm thán không ít người khi đề cập đến vấn đề này. Có người còn thể hiện sự bức xúc trong bất lực, bởi sự việc tái diễn từ năm này qua năm khác mà không có sự can thiệp nào từ phía chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng. Thậm chí có người còn bày tỏ một cách hài hước: “Thôi thì hát cũng được, nhưng làm ơn đúng tone, đúng nhạc dùm”; “Chỉ cần hát đúng tone, to nhỏ không thành vấn đề”...

Đã có rất nhiều vụ mâu thuẫn, xô xát, thậm chí là xảy ra án mạng do tiếng ồn từ việc hát karaoke “đại náo” khu dân cư. Không khó để tìm thấy những thông tin liên quan đến những hậu quả do hát karaoke ồn ào đem lại. Chỉ cần lên Google search từ khóa “hát karaoke ồn ào” là đã có hàng trăm ngàn kết quả liên quan, như “Mâu thuẫn hát karaoke ồn ào, hàng xóm lao vào chém nhau”; “Cãi nhau vì hát karaoke ồn ào, 1 người bị chém chết”; “Hàng loạt các vụ ẩu đả do hát karaoke gây ồn ào tại nhà”...

Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70 dBA (từ 6 giờ đến 21 giờ) và 55 dBA (21giờ đến 6 giờ). Nếu hành vi gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ, như: Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 2 dBA; phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 2 dBA đến dưới 5 dBA; phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 5 dBA đến dưới 10 dBA...

Tuy nhiên, theo chia sẻ một cán bộ công tác tại UBND phường trên địa bàn TP. Pleiku, nếu xử phạt vì ô nhiễm tiếng ồn thì khá khó, vì cần có máy móc, thiết bị đo chuyên dụng mới có cơ sở để xử lý. Có điều, tại Điều 8 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng có quy định, hành vi “gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng. Song lâu nay cũng hiếm thấy người dân phản ánh tình trạng ồn ào do hát karaoke khuya tại khu dân cư.

“Không phải chúng tôi không muốn phản ánh, có điều cũng ngại làm mất tình làng nghĩa xóm, đi ra đi vô đụng mặt nhau. Nếu vấn đề này được tuyên truyền thường xuyên đến các khu dân cư để người dân nhận thức được thì tốt quá. Đặc biệt, nếu có đường dây nóng chuyên cho việc này, và người báo tin có thể ẩn danh thì tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn, lúc đó người ta sẽ không còn e ngại nữa”-bà Thảo đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.