Cần thực hiện nghiêm chế tài xử lý hát karaoke gây ồn ào trong khu dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mặc dù đã có chế tài xử phạt cá nhân đến 1 triệu đồng, tổ chức đến 2 triệu đồng việc hát karaoke gây ồn ào quá giờ 22 giờ, nhưng hiện tình trạng này vẫn chưa được xử lý nghiêm gây bức xúc đối với người dân trong khu dân cư.

Bà Nguyễn Thị Thảo (phường Yên Đổ, TP. Pleiku) năm nay đã hơn 70 tuổi. Mấy năm nay, sức khỏe trở yếu nên bà rất cần được tĩnh dưỡng. Song ở gần nhà bà lại có vài gia đình hàng xóm thường hay tụ tập nhậu nhẹt và hát karaoke bất kể ngày đêm. “Đôi khi mới 9 giờ sáng, họ đã tụ tập lại nhậu, sau đó hát xuyên trưa. Còn việc họ hát hò tới khuya là chuyện bình thường. Người lớn tuổi thì không thể ngủ nghỉ, bọn trẻ thì không thể tập trung học bài. Chúng tôi cũng không muốn gây xích mích giữa hàng xóm láng giềng nên cũng chỉ có thể chịu đựng chứ không biết cách nào khác”-bà Thảo bức xúc.

Việc gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng. Ảnh: Minh họa
Việc gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng. Ảnh: Minh họa

Theo dõi trên các trang mạng xã hội, ta cũng thường hay đọc được những dòng cảm thán không ít người khi đề cập đến vấn đề này. Có người còn thể hiện sự bức xúc trong bất lực, bởi sự việc tái diễn từ năm này qua năm khác mà không có sự can thiệp nào từ phía chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng. Thậm chí có người còn bày tỏ một cách hài hước: “Thôi thì hát cũng được, nhưng làm ơn đúng tone, đúng nhạc dùm”; “Chỉ cần hát đúng tone, to nhỏ không thành vấn đề”...

Đã có rất nhiều vụ mâu thuẫn, xô xát, thậm chí là xảy ra án mạng do tiếng ồn từ việc hát karaoke “đại náo” khu dân cư. Không khó để tìm thấy những thông tin liên quan đến những hậu quả do hát karaoke ồn ào đem lại. Chỉ cần lên Google search từ khóa “hát karaoke ồn ào” là đã có hàng trăm ngàn kết quả liên quan, như “Mâu thuẫn hát karaoke ồn ào, hàng xóm lao vào chém nhau”; “Cãi nhau vì hát karaoke ồn ào, 1 người bị chém chết”; “Hàng loạt các vụ ẩu đả do hát karaoke gây ồn ào tại nhà”...

Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70 dBA (từ 6 giờ đến 21 giờ) và 55 dBA (21giờ đến 6 giờ). Nếu hành vi gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ, như: Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 2 dBA; phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 2 dBA đến dưới 5 dBA; phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 5 dBA đến dưới 10 dBA...

Tuy nhiên, theo chia sẻ một cán bộ công tác tại UBND phường trên địa bàn TP. Pleiku, nếu xử phạt vì ô nhiễm tiếng ồn thì khá khó, vì cần có máy móc, thiết bị đo chuyên dụng mới có cơ sở để xử lý. Có điều, tại Điều 8 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng có quy định, hành vi “gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng. Song lâu nay cũng hiếm thấy người dân phản ánh tình trạng ồn ào do hát karaoke khuya tại khu dân cư.

“Không phải chúng tôi không muốn phản ánh, có điều cũng ngại làm mất tình làng nghĩa xóm, đi ra đi vô đụng mặt nhau. Nếu vấn đề này được tuyên truyền thường xuyên đến các khu dân cư để người dân nhận thức được thì tốt quá. Đặc biệt, nếu có đường dây nóng chuyên cho việc này, và người báo tin có thể ẩn danh thì tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn, lúc đó người ta sẽ không còn e ngại nữa”-bà Thảo đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.