Bước đột phá của bóng đá phong trào ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu tháng 1-2024, sân cỏ nhân tạo 11 người đầu tiên tại Gia Lai chính thức đi vào hoạt động trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện có tính đột phá đối với bóng đá phong trào ở Gia Lai.

Bóng đá phong trào Gia Lai từ lâu đã có bước phát triển mạnh mẽ song chỉ dừng lại ở sân 5 và sân 7 người. Trước đó, sân 11 người rất được ưa chuộng vì theo thể thức, tiêu chuẩn của môn thể thao “vua”. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lớn, chất lượng không đáp ứng nên các trận thi đấu sân 11 người khá ít ỏi. Các địa phương có phong trào bóng đá phát triển mạnh như: Đak Đoa, Mang Yang, Krông Pa… cũng tổ chức một số giải trên sân 11 người nhưng mặt sân không đảm bảo chất lượng chuyên môn.

Còn tại Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh, bóng đá phong trào được tổ chức trên sân 11 người, nhưng cũng 4 năm mới có 1 lần. Ở sự kiện này, các cầu thủ thi đấu tại Trung tâm Huấn luyện Hàm Rồng và Sân vận động Pleiku.

Câu Lạc bộ Bóng đá Thanh Thiếu nhi Gia Lai được giao quản lý sân bóng cỏ nhân tạo 11 người đầu tiên ở Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Câu Lạc bộ Bóng đá Thanh Thiếu nhi Gia Lai được giao quản lý sân bóng cỏ nhân tạo 11 người đầu tiên ở Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Anh Lê Quốc Trung-Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bóng đá thanh thiếu nhi tỉnh (đơn vị quản lý sân) cho hay: Xuất phát từ nhu cầu của người đam mê bóng đá trên địa bàn tỉnh, cùng với mong muốn thúc đẩy phong trào thêm lớn mạnh, đặc biệt là giúp các em sớm làm quen với sân cỏ 11 tiêu chuẩn, một số nhà đầu tư đã dành hàng tỷ đồng để xây dựng theo hình thức xã hội hóa. Sân được xây dựng có kích thước chuẩn sân 11 người với đầy đủ cabin huấn luyện, hệ thống đèn chiếu sáng, khán đài, các phòng thay đồ, phòng chuyên môn, nhà vệ sinh…

“Với cơ sở vật chất được đầu tư bài bản, hiện tại, 1 câu lạc bộ thi đấu ở Giải hạng nhì quốc gia năm 2024 đã đăng ký với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chọn nơi đây là sân nhà của đội bóng. Đội bóng U19 Gama Vĩnh Phúc đang thi đấu vòng loại bảng D ở Giải U19 Quốc gia cũng tập luyện trên sân này. Chúng tôi đang duy trì 1 lớp bóng đá miễn phí cho các em học sinh. Được tiếp cận sớm với sân bóng 11 người, các em có điều kiện rèn luyện nhãn quan chiến thuật, tư duy phù hợp từ sớm và tiến bộ để có thể trở thành những cầu thủ tiềm năng cho bóng đá Gia Lai”-anh Trung cho biết.

Với đặc thù của sân cỏ nhân tạo, sân bóng 11 người có thể chia đôi thành 2 mặt sân 7 người. Gần đây, sân bóng 7 người có được vị thế nhất định trong làng túc cầu quốc gia. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, năm 2023, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã ban hành Luật bóng đá 7 người áp dụng chung cho toàn quốc. Nhiều giải bóng đá phong trào sân 7 người tạo được sức hút rất lớn, lượng khán giả tại sân đông, người xem trực tuyến khá nhiều. Đặc biệt là các giải đấu do Vietfootball-một đơn vị trực thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức.

Sân bóng cỏ nhân tạo 11 người được xây dựng đầy đủ tiện nghi có thể thi đấu các giải chuyên nghiệp. Ảnh: L.V.N

Sân bóng cỏ nhân tạo 11 người được xây dựng đầy đủ tiện nghi có thể thi đấu các giải chuyên nghiệp. Ảnh: L.V.N

Những năm vừa qua, các đội bóng đá phong trào ở Gia Lai thường phải tới Đak Lak, Nha Trang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… tham gia thi đấu. Lý do là vì Ban tổ chức yêu cầu phải có 2 sân 7 người song song cùng một địa điểm thì địa phương mới có thể đăng cai, trong khi Gia Lai lại chưa đáp ứng được. Việc di chuyển thi đấu phát sinh nhiều chi phí, thời gian, ảnh hưởng đến thể lực, chất lượng chuyên môn. Do đó, nhiều đội bóng phong trào ở Gia Lai không có điều kiện tiếp cận sân chơi quy mô này và khán giả Phố núi cũng chưa thể tận hưởng bầu không khí sôi động của một giải đấu phong trào.

Anh Phạm Văn Tuyền (Câu lạc bộ Yên Đỗ Gia Lai) chia sẻ: “Chúng tôi từng sang Đak Lak mỗi dịp cuối tuần để đá giải sân 7 toàn quốc nên rất hiểu nỗi khổ này. Anh em chơi phong trào nên hầu như đá bóng là phụ, vì còn phải lo công việc, gia đình. Di chuyển đến các địa phương khác thi đấu không chỉ mất thời gian mà hầu như không thể có được đội hình ưng ý, thể trạng cầu thủ cũng không mạnh như các đội chủ nhà. Chưa kể, chi phí rất lớn, giải phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng, là số tiền không hề nhỏ với một đội bóng phong trào”.

Theo anh Trung, Câu lạc bộ đã liên hệ với đại diện của Vietfootball và đã có những tín hiệu tích cực về việc các giải bóng đá 7 người sẽ được tổ chức ở Gia Lai. Đó là cơ hội để bóng đá phong trào tỉnh nhà vươn lên tầm cao mới, thu hút các đội bóng tham dự giải, kết hợp khai thác du lịch địa phương.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Ý-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho hay: “Chúng tôi rất hoan nghênh việc doanh nghiệp tham gia đầu tư để thúc đẩy phong trào thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Đây là cơ hội để phát triển phong trào bóng đá hiện đại 11 người, nhất là trong thanh-thiếu niên. Hy vọng đây sẽ là nơi tổ chức nhiều giải đấu lớn của khu vực và toàn quốc, thu hút đông đảo khán giả cổ vũ, góp phần quảng bá du lịch tỉnh nhà”.

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.