Gia Lai: Nhiều xã "lỡ hẹn" đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai có 9 xã đăng ký "về đích" xây dựng Nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ, chỉ có 2 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, 7 xã còn lại đành "lỡ hẹn" sang những năm sau.

9 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2023 gồm: Ia Băng (huyện Đak Đoa), Ia Ko (huyện Chư Sê), Ia Tôr (huyện Chư Prông), Ia Khai (huyện Ia Grai), Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), Ia Hiao (huyện Phú Thiện), Kim Tân (huyện Ia Pa), Kon Thụp (huyện Mang Yang) và Chư Gu (huyện Krông Pa).

Tuy nhiên, đến cuối tháng 12, chỉ có xã Ia Khai (Ia Grai) và Ia Tôr (Chư Prông) đạt chuẩn 19/19 tiêu chí NTM (theo đánh giá của các xã). Hiện 2 xã này đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023. 7 xã còn lại tiếp tục huy động nguồn lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025.

Ông Phạm Ngọc Huyền-Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT), Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh-cho biết: Lý do chính khiến nhiều xã giảm mạnh các tiêu chí, chưa đạt chuẩn xã NTM giai đoạn 2021-2025 là do quy định mới có chất lượng cao hơn, thẩm định chặt chẽ hơn và xét duyệt công nhận kỹ lưỡng hơn so với những quy định cũ về đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2020.

Ông Huyền còn cho biết thêm: “Qua theo dõi, giám sát thực tế tại các cơ sở, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh nhận thấy đa số các xã ít có nguồn vốn đối ứng trong các dự án phát triển, chưa đạt chuẩn các tiêu chí về quy hoạch, thu nhập, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt từ công trình cấp nước tập trung, cở sở vật chất văn hóa… Mặt khác, một số quy định mới về các tiêu chí còn bất cập đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

"Chính vì vậy, chúng tôi đã họp và có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy định về tiêu chí cho phù hợp với thực tế của từng địa phương”-ông Huyền nói.

Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Ia Băng (Đak Đoa) đạt 17/19 tiêu chí, còn tiêu chí số 5 và số 17 chưa đạt chuẩn. Cụ thể, trên địa bàn xã có 4/4 trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, trong đó chưa có trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 (tiêu chí số 5), chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (tiêu chí số 17).

Nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công lao động làm đường nông thôn tại làng O Đất, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.C

Nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công lao động làm đường nông thôn tại làng O Đất, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.C

Bà Vũ Thị Kim Nhã-Chủ tịch UBND xã Ia Băng-xác nhận: “Xã Ia Băng vừa nhận kinh phí đầu tư xây dựng một số hạng mục của trường học nên chưa kịp hoàn thành vào năm 2023. Tiêu chí số 17 về công trình cấp nước tập trung còn phải chờ sang năm 2024. Bởi vậy, xã phải tiếp tục phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM trong thời gian tới”.

Trong khi đó, Ia Ko là xã vùng xa, có nhiều khó khăn đặc thù của huyện Chư Sê. Toàn xã hiện có hơn 1.340 hộ, hơn 6.000 khẩu, trong đó 62% dân số là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi truyền thống, kinh tế-văn hóa-xã hội còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc huy động các nguồn kinh phí đóng góp xây dựng NTM rất hạn chế.

Vì vậy đến nay, Ia Ko mới đạt 13/19 tiêu chí NTM. Còn 6 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm.

Ông Trịnh Khắc Dương-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ko-thừa nhận: “Xã Ia Ko gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xây dựng NTM vì số hộ nghèo và cận nghèo còn hơn 300 hộ, thu nhập bình quân mới chỉ đạt hơn 38 triệu đồng/người/ năm.

Bên cạnh đó, nhà văn hóa làng Sur A và làng Vel đang xuống cấp trầm trọng, nhiều tuyến đường trong các làng chưa được kiên cố hóa, xã chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, chưa có nơi tập kết xử lý rác thải theo quy định…

Nhận thấy rõ những hạn chế, khó khăn đó, xã tập trung giải pháp hoàn thành các tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2024”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(GLO)- Sáng 6-2, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng năm mới các đoàn viên, người lao động làm việc tại một số nghiệp đoàn, công ty trên địa bàn TP. Pleiku.

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.