Israel dồn dập trả đũa và lời kêu gọi thế giới Hồi giáo và Arab chống lại Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Israel dồn dập trả đũa gây thương vong lớn cho người Palestine. Nguy cơ xung đột lan rộng là những thông tin nóng bỏng trong những ngày qua ở Trung Đông.
Một nhóm vũ trang của Hezbollah ở Iraq. Ảnh: AAP

Một nhóm vũ trang của Hezbollah ở Iraq. Ảnh: AAP

Thương vong lớn

Ngày 12-10, Cơ quan Y tế Palestine cho biết số người chết ở Dải Gaza đã tăng lên 1.200 người, sau khi Israel tiếp tục các cuộc không kích để trả đũa vụ phong trào Hồi giáo Hamas của người Palestine tấn công Israel hôm 7/10.

"Số người chết đã tăng lên khoảng 1.200 người và số người bị thương tăng lên khoảng 5.600" - Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của người phát ngôn Cơ quan Y tế Palestine ở Dải Gaza.

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thì cho biết ít nhất 1.200 người Israel đã thiệt mạng , hơn 2.900 người Israel bị thương, theo Bộ Y tế Israel.

Bộ trưởng Năng lượng Israel Israel Katz hôm 12/10 cho hay, Gaza sẽ tiếp tục bị bao vây, không có nguồn tiếp tế điện, nhiên liệu và các hàng hóa thiết yếu cho đến khi Hamas trả tự do cho tất cả con tin. Theo thông tin mới nhất, phía Hamas đã thả 3 con tin của Irrael.

Hôm 11/10, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ước tính có khoảng 220.000 người Palestine đang trú ẩn tại 92 cơ sở cứu trợ và tị nạn của Liên Hiệp Quốc trên khắp Dải Gaza.

Ông Guterres kêu gọi "tiếp cận nhân đạo nhanh chóng và không bị cản trở ngay lúc này".

Lo ngại trước khả năng xung đột mở rộng, nhất là chiến dịch “Thanh kiếm sắt” của Israel gây thương vong lớn cho người Palestine, Nga, Trung Quốc, EU và nhiều nước bày tỏ lo ngại, đề nghị các bên dừng ngay các vụ giao tranh, triển khai hoạt động nhân đạo và tiến hành đàm phán. Tuy nhiên với động thái Mỹ và một số nước phương Tây thể hiện sự can thiệp bằng cách hỗ trợ cho Ten Aviv đã dấy lên sự lo ngại tình hình có thể thêm căng thẳng, kéo dài và nghiêm trọng.

Trước tiên, điều đó có thể thấy với khả năng Israel sẽ phải căng mình trong cuộc chiến tranh trên 5 mặt trận với 2 quốc gia và 3 nhóm vũ trang đối địch.

Cụ thể, tờ Bild của Đức nhận định rằng, trong trường hợp cuộc xung đột giữa Israel với Hamas leo thang cả về cấp độ lẫn quy mô, Tel Aviv thậm chí có thể phải đối mặt với cuộc chiến trên 5 mặt trận với Hamas ở dải Gaza, lực lượng Palestine ở Bờ Tây sông Jordan, lực lượng Hezbollah ở Lebanon, cũng như với Iran, Syria.

Không kể đến 2 quốc gia đối địch vốn có lực lượng quân sự tương đương với Israel, các nhóm vũ trang Palestine và Lebanon cũng có thực lực quân sự không hề tầm thường, thậm chí lực lượng Hezbollah có sức mạnh không kém gì quân đội của một quốc gia.

Bằng chứng là hôm 11/10, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã ghi nhận các cuộc pháo kích ở phía bắc đất nước từ nhóm vũ trang người Shia là Hezbollah của Lebanon.

Ngoài ra, một cuộc tấn công khác đã được phát động từ Syria, khiến IDF phải tập trung đối phó.

Nguy cơ xung đột lan rộng

Trong khi đó, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã phản ứng mạnh mẽ trước sự tấn công vào người Palestien của lực lượng Israel. Ông Raisi kêu gọi các nước Hồi giáo và Arab hợp tác đối đầu Israel, khi nước này đang tiến hành các cuộc không kích ở Dải Gaza.

"Ngày nay, tất cả quốc gia Hồi giáo và Arab, cũng như tất cả người dân tự do trên thế giới phải đạt được sự đồng thuận, hợp tác nghiêm túc trên con đường ngăn chặn tội ác của chính quyền Do Thái nhằm vào dân tộc bị áp bức Palestine", Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nói với người đồng cấp Syria Bashar al- Assad trong cuộc điện đàm hôm 11/10.

Ông Raisi tuyên bố để ngăn chặn "người Do Thái diệt chủng người Palestine", Iran sẽ phối hợp với các nước Hồi giáo "càng sớm càng tốt".

Ông cũng chỉ trích các nước Arab gần đây bình thường hóa hoặc đang thảo luận để thiết lập quan hệ với Israel.

"Tất cả những nước công khai mối quan hệ của họ với chính quyền Do Thái dưới cái cớ bảo vệ quyền lợi của người Palestine đều thật đáng hổ thẹn. Những điều đã diễn ra chứng minh cho cả thế giới thấy rằng chính quyền Do Thái đang ở trạng thái yếu nhất", ông nói thêm.

Tổng thống Syria Bashar al- Assad cũng nhấn mạnh "các nước Arab và Hồi giáo cần nhanh chóng hành động để bảo vệ người dân Palestine, đặc biệt ở Dải Gaza, và ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel nhằm vào trẻ em, phụ nữ".

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman khi trả lời điện đàm với Tổng thống Iran đã kêu gọi "phải tuân thủ nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế và bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo thảm khốc ở Gaza cũng như tác động đối với dân thường". Thái tử cho biết vương quốc đang nỗ lực tối đa để hợp tác với tất cả các bên nhằm ngăn chặn tình trạng leo thang đang diễn ra.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

(GLO)- Sáng 6-1, tại lễ chào cờ đầu năm 2025, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã đọc thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh và trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc liên quan đến vụ án Phan Thị Thảo.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.