Chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028)

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028) là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của toàn thể đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động (NLĐ) trong toàn tỉnh. Nhân dịp Đại hội, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy về những kết quả nổi bật trong hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ qua và những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong nhiệm kỳ 2023-2028.

*P.V: Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động Công đoàn toàn tỉnh, đồng chí đánh giá như thế nào về vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ?

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (thứ 2 từ phải sang) trao đổi cùng các đại biểu bên lề phiên thứ nhất Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028). Ảnh: Đức Thụy

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (thứ 2 từ phải sang) trao đổi cùng các đại biểu bên lề phiên thứ nhất Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028). Ảnh: Đức Thụy

- Phó Bí thư Tỉnh ủy RAH LAN CHUNG: Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đoàn kết, nỗ lực, tập trung lãnh đạo phong trào công nhân và hoạt động của các cấp Công đoàn trong tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Điều đó được thể hiện qua những kết quả nổi bật sau:

Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt và vượt 10/10 nhóm chỉ tiêu lớn với 21/21 chỉ tiêu cụ thể của Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh đề ra. Các cấp Công đoàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền lợi của NLĐ; hướng dẫn, hỗ trợ Công đoàn cơ sở doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo hướng nâng cao chất lượng với nhiều nội dung có lợi hơn cho NLĐ.

Trong nhiệm kỳ, các cấp Công đoàn đã kết nạp 11.006 đoàn viên (đạt 200% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội), thành lập 123 Công đoàn cơ sở; giới thiệu 11.179 đoàn viên Công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, trong đó có 5.279 đoàn viên đã được kết nạp vào Đảng. Đã ký kết 109 thỏa thuận hợp tác với các đối tác để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi, giúp 62.219 đoàn viên, NLĐ được hưởng lợi với tổng giá trị trên 6,55 tỷ đồng. Chủ động tham gia với người sử dụng lao động nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn ca; đến cuối nhiệm kỳ có 176 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn ca từ 18.000 đồng trở lên/suất, góp phần đảm bảo sức khỏe, tái tạo sức lao động cho NLĐ.

Thường xuyên quan tâm tổ chức các hội nghị công chức, viên chức, các cuộc đối thoại giữa cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với công chức, viên chức, NLĐ để nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng. Nhờ đó, nhiều vấn đề vướng mắc, bức xúc của NLĐ được giải quyết kịp thời; nhiều khó khăn của doanh nghiệp được NLĐ chia sẻ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Các phong trào thi đua được phát động và triển khai có hiệu quả, trọng tâm là phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo trong công nhân, viên chức, NLĐ. Các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, NLĐ thường xuyên được tổ chức thông qua các chương trình “Mái ấm Công đoàn”, “Tết sum vầy”, “Tháng Công nhân”.

Trong nhiệm kỳ, Công đoàn tỉnh đã tặng 285.000 suất quà cho đoàn viên, NLĐ khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo với tổng kinh phí trên 33 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa và xây dựng 163 nhà “Mái ấm Công đoàn” với tổng số tiền trên 4,17 tỷ đồng; giải ngân dự án vay vốn 1,03 tỷ đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm cho 119 đoàn viên để tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống... đã đem lại ý nghĩa thiết thực, mang giá trị nhân văn sâu sắc, lan tỏa sâu rộng và để lại tình cảm, ấn tượng tốt đẹp trong đoàn viên, NLĐ và toàn xã hội.

Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tổ chức Công đoàn toàn tỉnh đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp khi vừa là lực lượng đi đầu trong công tác tuyên truyền, thực hiện công tác phòng-chống dịch, vừa là tổ chức đồng hành luôn hướng về doanh nghiệp, đoàn viên, NLĐ bằng những hoạt động chăm lo thiết thực, kịp thời, góp phần tích cực cùng với tỉnh thực hiện tốt công tác phòng-chống và đẩy lùi dịch bệnh.

*P.V: Theo đồng chí, nhiệm kỳ 2018-2023, Công đoàn tỉnh đã có sự đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động như thế nào?

- Phó Bí thư Tỉnh ủy RAH LAN CHUNG: Qua theo dõi, tôi nhận thấy, trong nhiệm kỳ qua, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động luôn được Công đoàn tỉnh chú trọng thực hiện nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Một trong những điểm nổi bật là sự đổi mới trong công tác lãnh đạo, điều hành, sớm triển khai thực hiện văn phòng không giấy; đổi mới phương pháp tổ chức hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn tỉnh theo hướng thực hiện dân chủ ngày càng sâu rộng, tăng thời lượng thảo luận, tham gia ý kiến và đối thoại tương tác, chất vấn giữa các đại biểu. Đồng thời, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng khoa học, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, NLĐ.

Các hoạt động Tháng Công nhân, “Tết sum vầy” hàng năm được tổ chức phù hợp, bám sát thực tế, để lại nhiều dấu ấn trong đoàn viên, NLĐ, các cấp Công đoàn và toàn xã hội. Quan tâm triển khai các hoạt động an sinh xã hội, thăm hỏi động viên, tập trung hướng về cơ sở với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, nhân văn. Hình ảnh những cán bộ Công đoàn “đi từng ngõ, đến từng nhà” đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo để trao quà, hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” và ân cần chia sẻ những khó khăn, động viên các gia đình nỗ lực vươn lên trong cuộc sống... đã trở nên gần gũi, thân thương, quen thuộc không chỉ đối với đoàn viên, NLĐ mà còn lan tỏa trong đời sống xã hội. Chính điều này đã tạo nên hình ảnh đẹp, ý nghĩa của tổ chức Công đoàn tỉnh trong thời gian qua.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, các cấp Công đoàn đã chú trọng biểu dương, khen thưởng những gương điển hình lao động giỏi, sáng tạo nhằm tạo sự lan tỏa trong xã hội. Hàng năm, các cấp Công đoàn đều tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến, tuyên dương công nhân, viên chức, lao động giỏi, lao động sáng tạo.

Cùng với đó, các phong trào văn hóa, thể thao phù hợp với đặc thù của các Công đoàn cơ sở thường xuyên được tổ chức trong nhiệm kỳ với số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao đã thu hút đông đảo đoàn viên, NLĐ tham gia, tạo môi trường để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường sự gắn kết giữa đoàn viên, NLĐ các cấp. Từ đó, tạo động lực cho đoàn viên, NLĐ hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh chúc mừng Ban Chấp hành Công đoàn TP. Pleiku nhiệm kỳ 2023-2028. Ảnh: Đinh Yến

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh chúc mừng Ban Chấp hành Công đoàn TP. Pleiku nhiệm kỳ 2023-2028. Ảnh: Đinh Yến

*P.V: Theo đồng chí, các cấp Công đoàn trong tỉnh cần làm gì để đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028) vào cuộc sống?

- Phó Bí thư Tỉnh ủy RAH LAN CHUNG: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của tổ chức và hoạt động Công đoàn tỉnh trong tình hình mới cũng như thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn là hết sức quan trọng. Ngoài các nhiệm vụ được đề ra tại văn kiện Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI, tôi nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm mà Công đoàn tỉnh cần tập trung triển khai trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, Công đoàn tỉnh tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kịp thời tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, NLĐ có bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần đoàn kết, ý thức kỷ luật, trách nhiệm cao trước Đảng và Nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tham gia thúc đẩy, tạo điều kiện cho công nhân, NLĐ được đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề, trong đó, quan tâm đến lao động là đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tri thức mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của kinh tế tỉnh nhà.

Thứ hai, phát huy hơn nữa vai trò cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Công đoàn phải chủ động đi sâu nghiên cứu, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của NLĐ và những đòi hỏi bức xúc, mâu thuẫn nảy sinh ở cơ sở; tập hợp được trí tuệ của công nhân, viên chức, NLĐ tham gia ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật; tổ chức kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện pháp luật và các chế độ, chính sách. Tích cực xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, thực sự là chỗ dựa tin cậy của NLĐ.

Thứ ba, Công đoàn các cấp trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống, phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; trọng tâm là các chương trình “Mái ấm Công đoàn”, “Tết sum vầy”, “Tháng Công nhân”. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích, quan tâm đến cán bộ Công đoàn cơ sở, tập thể và NLĐ trực tiếp; chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng khoa học, sáng tạo, phù hợp với từng tổ chức Công đoàn, đoàn viên, NLĐ; phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hướng về cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ. Tiếp tục quan tâm làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập các Công đoàn cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn các cấp, nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngang tầm, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ năm, chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp ủy, chính quyền tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn. Phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp để xây dựng giai cấp công nhân và NLĐ ngày càng lớn mạnh. Tích cực tham gia phát triển tổ chức Đảng, đảng viên trong doanh nghiệp; quan tâm giới thiệu để bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng những cán bộ, đoàn viên Công đoàn ưu tú. Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh.

Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, các cấp Công đoàn trong tỉnh sẽ “Đổi mới-Dân chủ-Đoàn kết-Phát triển”, quyết tâm cùng với Đảng bộ, quân và đồng bào các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, góp phần xây dựng tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc.

Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (bìa phải) trao quà hỗ trợ công nhân khó khăn. Ảnh: Đinh Yến

Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (bìa phải) trao quà hỗ trợ công nhân khó khăn. Ảnh: Đinh Yến

*P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.