Pờ Tó "thay da đổi thịt"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau khi thống nhất đất nước, xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận hàng trăm hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp. Theo thời gian, vùng đất từng được mệnh danh là “hốc Pờ Tó” đã từng bước “thay da đổi thịt”, đời sống người dân được cải thiện nhiều mặt.  
Một thời “dễ vào khó ra”
Để tìm hiểu về sự thay đổi của vùng đất Pờ Tó, chúng tôi tìm gặp ông Trần Tôn Muôn-nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã Pờ Tó. Ông Muôn cũng là một trong những người từ tỉnh Hà Nam đi theo diện kinh tế mới vào Pờ Tó từ năm 1984.
Ông Muôn kể, thời mới vào đây, Pờ Tó toàn là rừng nguyên sinh, cuộc sống gần như tách biệt với bên ngoài, không điện, không đường, không trường học. Giao thông lúc bấy giờ chủ yếu là đường mòn, người dân thu hoạch nông sản muốn vận chuyển ra Ayun Pa phải đi bằng xe đạp. Nhưng đến mùa mưa, xe đạp đi không nổi, xe ngựa là phương tiện duy nhất nhưng không phải ai cũng được đi.
“Trước kia, người dân thường quen câu cửa miệng “Hốc Pờ Tó dễ vào khó ra” vì nơi đây dân cư thưa thớt, nhà tre vách lá, 5 giờ chiều không dám ra khỏi nhà. Làm thì đổi công cho nhau, sản xuất manh mún mạnh ai nấy làm”-ông Muôn chia sẻ.
Khi đến Pờ Tó, các hộ kinh tế mới được bố trí ở dãy nhà trọ thuộc Nông trường bông. Tại đây, mỗi hộ được cấp 1.500 m2 đất, trong đó có 1.100 m2 đất rẫy và 400 m2 đất ở. “Vào được 1 năm thì Pờ Tó xảy ra nạn sốt rét. Do điều kiện y tế còn yếu nên nhiều người không qua khỏi. Thấy vậy, một số hộ đã bỏ về quê hoặc đi nơi khác sinh sống. Riêng tôi xác định kiên trì bám trụ”-ông Muôn kể.
Tiếp câu chuyện của mình, ông Muôn cho biết: Lúc bấy giờ, người dân sản xuất nông nghiệp theo kiểu may nhờ rủi chịu, 1 năm thu hoạch 1 lần. Phải đến cuối năm 1988, Pờ Tó thành lập hợp tác xã với cánh đồng hơn 100 ha. Vụ đầu tiên, do thiếu nước tưới nên hợp tác xã chỉ thu hoạnh được 17 ha lúa nước, còn lại bị chết khô. Sau 5 năm, hợp tác xã đi vào ổn định, người dân mới sử dụng hết đất đai để sản xuất.
Vợ chồng ông Trần Tôn Muôn (thôn 4, xã Pờ Tó) đã gắn bó với mảnh đất này gần 37 năm. Ảnh: Hà Phương
Vợ chồng ông Trần Tôn Muôn (thôn 4, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đã gắn bó với mảnh đất này gần 37 năm. Ảnh: Hà Phương
Năm 1998, Pờ Tó thực hiện chia lại đất sản xuất cho các hộ dân, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, xây dựng các mô hình để người dân tộc thiểu số nhìn thấy và làm theo. Từ đó, phong trào “nhường đất sản xuất” được người dân nhiệt tình hưởng ứng với tinh thần thương yêu giúp đỡ nhau. Ngoài việc chia ruộng, chính quyền địa phương hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật để người dân tộc thiểu số biết cách sản xuất cho năng suất cao. 
Ông Rơ Ô Khen (thôn 2) được xem là tấm gương vượt khó của xã Pờ Tó. Ông Khen bồi hồi kể lại: Sau giải phóng, người dân mới kéo nhau lên đây làm kinh tế nhưng cuộc sống quá khổ cực, chỉ phát-đốt-chọc-tỉa nên thu hoạch hàng năm không đủ ăn. Nhiều người đói quá phải lên rừng đào củ mài thay cơm. Khi người dân kinh tế mới ở ngoài Bắc vào đây lập nghiệp, bà con địa phương có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên năng suất cải thiện dần. Thời bấy giờ, chỉ có một con đường mòn đủ để cho bà con đi làm, cây cối um tùm, thường phải đi theo nhóm từ 2 người trở lên chứ không dám đi một mình.
Chính cuộc sống đói khổ đó buộc ông Khen quyết định nghỉ nghề giáo sau gần chục năm gắn bó để về làm kinh tế. Cực khổ rồi cũng qua, kinh tế gia đình ông Khen dần khấm khá với 3 sào lúa rồi phát triển đến nay tới 20 ha mía, bắp, mì, điều, lúa.
Vươn mình phát triển
Nói về sự vươn mình của Pờ Tó, ông Muôn cho biết, xã thực sự phát triển trong 10 năm trở lại đây khi Nhà nước thực hiện Chương trình 135. Khi đó, Pờ Tó được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng với hệ thống điện, đường, trường, trạm. Đồng thời, xã thực hiện kế hoạch giãn dân, xây dựng các tuyến đường nông thôn, cấp đất cho người dân canh tác.
Diện mạo nông thôn xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Hà Phươg
Diện mạo nông thôn xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Hà Phương
Ông Đặng Xuân Cường-Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-cho biết: Đảng ủy, UBND xã đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Điều dễ nhận thấy nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã từ khu vực trung tâm đến các tuyến đường nội thôn, nội đồng được bê tông hóa. Năm 2014, đường Trường Sơn Đông đã mang lại sức sống mới cho vùng đất Pờ Tó. Dọc tuyến này bây giờ là những cánh đồng mía, mì bạt ngàn.
Ông Trần Quốc Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa-thông tin: Những năm qua, huyện luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến 3 xã khó khăn, trong đó có Pờ Tó. Giai đoạn 2016-2020, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cây-con giống cho người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Hiện nay, hệ thống đường giao thông nông thôn hầu hết đã được bê tông hóa, các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu; 90% hộ dân được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước; trên 90% hộ dân được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân hàng năm 5,5%.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.