Pờ Tó chuyển mình

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những ngày tháng 8 lịch sử, về thăm vùng căn cứ cách mạng Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì cảnh quan nông thôn quá nhiều thay đổi. “Hốc Pờ Tó” ngày nào nay trở thành vùng đất trù phú và đang chuyển mình mạnh mẽ. 
Bước chuyển mình về kinh tế
Với tiềm năng đất đai sẵn có, Pờ Tó trở thành địa điểm thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Ông Lê Văn Thắng-công chức Địa chính xã-cho hay: Tính đến giữa năm 2022, Pờ Tó thu hút 4 công ty đến đầu tư dự án chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô lớn gồm: Công ty cổ phần chăn nuôi Xanh Gic, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Nhất Trần, Công ty cổ phần Nông nghiệp Navifarm và Công ty TNHH Chăn nuôi Bảo An. Các trang trại mọc lên đã góp phần giải quyết việc làm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Mỗi trang trại sử dụng 30-40 lao động với mức thu nhập bình quân 6-7 triệu đồng/người/tháng.  
Cùng với đầu tư phát triển chăn nuôi, ngày 7-6 vừa qua, Nông trường Pờ Tó (thuộc Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời) chính thức ra mắt tại thôn 3. Với diện tích canh tác trên 200 ha, Nông trường Pờ Tó tập trung trồng bắp sinh khối nhằm cung ứng thức ăn chăn nuôi cho các trang trại bò thịt, bò sữa các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ-Tây Nguyên. Các khâu trong quá trình sản xuất đều được cơ giới hóa đồng bộ tạo bước tiến mới cho sản xuất nông nghiệp, hứa hẹn mang đến những vụ mùa bội thu.
Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ý thức tự lực tự cường của người dân, bộ mặt xã Pờ Tó ngày càng khang trang. Ảnh: Vũ Chi
Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ý thức tự lực tự cường của người dân, bộ mặt xã Pờ Tó ngày càng khang trang. Ảnh: Vũ Chi
Bên cạnh các loại cây trồng truyền thống như mì, mía thì cây ăn quả đang được bà con nông dân nhân rộng. Toàn xã có gần 60 ha cây ăn quả, trong đó, nhiều nhất là xoài, dừa xiêm, bưởi da xanh, nhãn, mít Thái… Đặc biệt, năm 2022, xã đăng ký 2 sản phẩm OCOP gồm gạo Pờ Tó và bưởi da xanh của gia đình ông Đặng Văn Hoan (thôn 3). Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trao đổi kinh nghiệm, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Hội Nông dân xã vận động các hộ thành lập Nông hội trồng cây ăn quả gồm 16 thành viên. Dự kiến đến năm 2030, xã mở rộng diện tích cây ăn quả lên 500 ha.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc Quang, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND xã phối hợp với cơ quan chuyên môn khảo sát đánh giá khả năng thích nghi đất đai và phân vùng định hướng sản xuất để phát triển nông nghiệp bền vững. Việc đánh giá đã cơ bản hoàn thành. Trên cơ sở kết quả thu được, UBND xã cùng các thôn, làng tuyên truyền, vận động người dân chọn những cây trồng phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. “Mục tiêu của xã là quy hoạch cụ thể từng vùng chuyên canh cây trồng: vùng nguyên liệu truyền thống; vùng chăn nuôi công nghệ cao; vùng cây ăn quả; cây dược liệu; hoa quả để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển sản xuất. Mô hình sẽ góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, đưa Pờ Tó thành vùng kinh tế động lực của huyện”-ông Quang kỳ vọng.
Quyết tâm xây dựng Nông thôn mới
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, xã Pờ Tó có 3/7 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Việc 2 làng tái định cư Bi Giông và Bi Gia lần lượt về đích NTM được coi là thành công lớn thể hiện sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân. Hơn 100 hộ dân của 2 làng đã được bố trí về nơi ở mới. “An cư, lạc nghiệp” người dân Bahnar của 2 làng sau khi ổn định cuộc sống đã từng bước phát triển kinh tế gia đình, chung sức xây dựng buôn làng khang trang, sạch đẹp.
Người dân thôn Bi Gia hăng say lao động, xây dựng cuộc sống ấm no tại làng tái định cư. Ảnh: Vũ Chi
Người dân thôn Bi Gia xây dựng cuộc sống ấm no tại làng tái định cư. Ảnh: Vũ Chi
Năm 2021, tổng nguồn lực huy động thực hiện xây dựng NTM của xã là 1,3 tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng. Xã đang thi công tuyến đường nội đồng thôn 2 có chiều dài hơn 3 km với tổng kinh phí 2,8 tỷ đồng, người dân đồng thuận hiến hơn 1 ha đất làm đường. Già làng Đinh Ghênh (thôn 1) phấn khởi cho hay: “Nhờ chương trình NTM, bộ mặt thôn, làng ngày càng khang trang, các tuyến đường được bê tông hóa, đi lại thuận tiện, các cháu nhỏ đi học đầy đủ, người dân có nước sạch để dùng, được hỗ trợ cây-con giống phát triển sản xuất. Bà con ai cũng phấn khởi, chung tay cùng chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí”.
Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc Quang khẳng định: Sau 5 năm xây dựng NTM, đường trục xã đã được nhựa hóa 100%; đường trục thôn, xóm bê tông hóa trên 90%; đường nội đồng cứng hóa 71%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96,9%... Xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí NTM. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm 36,7%. Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền địa phương tranh thủ huy động các nguồn lực đầu tư mô hình, dự án phát triển kinh tế cho người dân; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nâng cao nhận thức tích cực tham gia xây dựng NTM, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, phấn đấu về đích NTM vào năm 2025.
VŨ CHI
 
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.