Pleiku ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giai đoạn 2021-2025, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) sẽ tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại xã An Phú và Chư Á, sau đó sẽ nhân ra diện rộng. Thành phố sẽ tạo điều kiện để người dân đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng.
Năm 2012, ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú quyết định đầu tư trang-thiết bị phục vụ sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, Công ty đã sản xuất rau an toàn theo phương pháp công nghệ cao trong nhà kính, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước.
Ông Hoàng chia sẻ: “Khởi điểm với khoảng 1 ha và vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng, những năm sau, Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất với gần 5 ha nhà kính được đầu tư ứng dụng công nghệ cao với hệ thống tự động làm đất, gieo trồng, tưới, bón phân... Mỗi ngày, Công ty thu hoạch khoảng 1,5 tấn rau củ quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP bán trong tỉnh và đưa đi tiêu thụ tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh với giá cao hơn 30% so với sản phẩm sản xuất theo phương pháp truyền thống. Thời gian tới, Công ty sẽ mở rộng diện tích nhà kính và sử dụng công nghệ thông minh để sản xuất; đồng thời, liên kết với nông dân cũng như các công ty khác trong vùng để mở rộng quy mô và tạo ra chuỗi giá trị cao hơn”.
Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú là đầu tàu trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại TP. Pleiku. Ảnh: Trần Dung
Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú là đầu tàu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại TP. Pleiku. Ảnh: Trần Dung

Từ những thành công đó, Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận “Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Bà Nguyễn Thị Hiệp-Chủ tịch UBND xã An Phú-cho biết: “Thành công trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ông Nguyễn Ngọc Hoàng đã mang lại niềm tin cho người dân cũng như các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn xã. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp hướng tới công nghệ cao. Sắp tới, xã có gần 500 ha đất nằm trong Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững sẽ phát huy hiệu quả sử dụng đất và nâng cao thu nhập cho người dân”.  
Ông Bùi Hồng Quang-Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku-thông tin: Toàn thành phố có trên 18.000 ha đất nông nghiệp. Những năm qua, ngành nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng hiện đại như: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; áp dụng quy trình sản xuất ICM, IPM; tưới tiết kiệm nước; sản xuất nông nghiệp thủy canh… Năm 2020, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt bình quân đạt 105 triệu đồng (tăng 11 triệu đồng so với năm 2015).
“Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh bởi các điều kiện cần thiết như: vốn, thị trường, kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ... còn hạn chế. Để hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao, TP. Pleiku tập trung kêu gọi đầu tư và bước đầu có kết quả. Một số doanh nghiệp đã lập hồ sơ đề nghị thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, thành phố đang tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại những địa phương có thế mạnh về đất đai, nguồn nước, lao động như: xã Gào, An Phú, Chư Á”-ông Quang cho biết thêm.
Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của TP. Pleiku đang dần chiếm thế mạnh trên thị trường. Ảnh: Trần Dung
Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của TP. Pleiku đang dần chiếm thế mạnh trên thị trường. Ảnh: Trần Dung
Giai đoạn 2021-2025, Pleiku sẽ tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại xã An Phú và Chư Á, sau đó sẽ nhân ra diện rộng. Thành phố sẽ tạo điều kiện để người dân đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng. Tích cực thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; phát triển các loại hình tổ chức nghiên cứu gắn với sản xuất, cải tạo giống và ứng dụng rộng rãi công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm. Ngoài ra, thành phố cũng quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null