Pleiku: Tuyên truyền, xử lý học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe máy điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Uỷ ban nhân dân TP. Pleiku vừa ban hành Công văn số 1071 /UBND-NC về việc tăng cường tuyên truyền, ngăn chặn kịp thời, xử lý tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe máy điện tham gia giao thông.
Phiên tòa giả định về vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do Đoàn cơ sở Công an TP. Pleiku, Liên Chi đoàn Tòa án-Viện kiểm sát nhân dân thành phố phối hợp với Thành Đoàn Pleiku tổ chức tại Trường THCS Ngô Gia Tự, xã An Phú. Ảnh: R.H

Phiên tòa giả định về vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do Đoàn cơ sở Công an TP. Pleiku, Liên Chi đoàn Tòa án-Viện kiểm sát nhân dân thành phố phối hợp với Thành Đoàn Pleiku tổ chức tại Trường THCS Ngô Gia Tự, xã An Phú. Ảnh: R.H

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố, tình trạng học sinh chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe gắn máy, xe máy điện tham gia giao thông diễn ra phổ biến, vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông và đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lứa tuổi học sinh.

Triển khai Công văn số 40/BATGT-VP ngày 22-3-2024 của Ban An toàn giao thông tỉnh về tăng cường cường tuyên truyền, ngăn chặn kịp thời, xử lý tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy điện tham gia giao thông, Ủy ban nhân dân TP.Pleiku yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công an thành phố, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, UBND các xã, phường rà soát, triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Kế hoạch số 550/KH-UBND ngày 26-2-2024, thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc tổ chức thống kê các phương thức đi lại của học sinh khi đến trường; kiểm tra, chấn chỉnh, có biện pháp xử lý, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe máy điện đến trường.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với học sinh và phụ huynh; tổ chức cho học sinh ký cam kết chấp hành pháp luật giao thông, không điều khiển xe khi chưa đủ điều kiện, có phụ huynh ký xác nhận không giao xe cho học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển. Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền quy định cấm người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy, xe máy điện.

Cùng với đó, xây dựng và nhân rộng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, các đội thanh niên tình nguyện, đội cờ đỏ, đội xung kích... tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm, tạo thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông tại cổng trường cho học sinh và phụ huynh.Hướng dẫn, nghiên cứu cơ chế hỗ trợ các nhà trường tổ chức xe đưa, đón học sinh phù hợp lứa tuổi, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, an toàn cho học sinh; đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ được đến trường an toàn.Xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục nếu để xảy ra tình trạng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông thường xuyên hoặc gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trở lên.

Mặt khác, Công an thành phố chỉ đạo Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự, Công an các xã, phường xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; kiểm tra việc sử dụng phương tiện tham gia giao thông của học sinh. Phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện

Có thể bạn quan tâm