Pleiku: Siết chặt quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thống kê, hiện nay, số lượng hộ kinh doanh cá thể (KDCT) trên địa bàn TP. Pleiku rất lớn nhưng đóng góp của bộ phận này còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn thu ngân sách. Vì vậy, việc gia tăng mức đóng góp của các hộ KDCT, đồng thời tạo sự công bằng, minh bạch trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đang là nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan Thuế.

Theo kết quả rà soát, hiện nay, Chi cục Thuế  TP. Pleiku quản lý khoảng 9.800 hộ KDCT. Trong số này có khoảng 7.300 hộ đang lập bộ quản lý thu; khoảng 2.500 hộ ngừng, nghỉ, không kinh doanh đang kiến nghị thu hồi giấy phép. Từ thực tế công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuế cho thấy, hộ KDCT có đặc điểm chung là việc tuân thủ pháp luật về thuế chưa cao, chưa tự giác đến cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế. Đa phần các hộ này có quy mô hoạt động nhỏ, kinh doanh theo kinh nghiệm, không thực hiện chế độ sổ sách kế toán, không thực hiện khai và nộp thuế theo thu nhập mà chủ yếu nộp thuế theo phương pháp khoán nộp theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu.Vì vậy, tỷ trọng đóng góp cho ngân sách từ khu vực hộ KDCT hiện chỉ chiếm khoảng 8,3% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố.

 

Quầy giao dịch Chi cục Thuế TP. Pleiku. Ảnh: Đ.T
Quầy giao dịch Chi cục Thuế TP. Pleiku. Ảnh: Đ.T

Để cân bằng giữa nuôi dưỡng nguồn thu và tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh thì việc xác định đối tượng hộ KDCT phải chịu thuế luôn được ngành Thuế tính toán thận trọng. Dưới góc độ quản lý chuyên môn, ông Trần Viết Trà-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Pleiku, phân tích: Hộ KDCT có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đều phải kê khai đưa vào sổ bộ thuế để quản lý. Theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, việc tính thuế đối với hộ kinh doanh được quy định như sau: thứ nhất, hộ nộp thuế là những hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, tùy theo ngành nghề kinh doanh mà phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, phí môn bài theo từng mức quy định khác nhau.

Thứ hai, hộ không phải nộp thuế là những hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. Đối với các hộ này, cơ quan Thuế không thu bất kỳ một khoản thuế nào, kể cả phí môn bài. Hàng tháng, căn cứ vào giấy phép kinh doanh do Phòng Tài chính-Kế hoạch thành phố cấp, cơ quan Thuế tiến hành phát tờ khai, khảo sát, điều tra doanh thu để đưa vào sổ bộ quản lý. Song song với đó, hộ KDCT nếu ngừng, nghỉ kinh doanh thì thông báo với cơ quan Thuế bằng văn bản để tiến hành kiểm tra; nếu đủ điều kiện thì sẽ ra quyết định miễn, giảm thuế cho hộ KDCT, trường hợp nghỉ hẳn kinh doanh thì sẽ đưa ra khỏi sổ bộ thuế.

Nhằm tránh thất thu thuế đối với lĩnh vực hộ KDCT, tăng tỷ trọng đóng góp từ nguồn thu này đối với ngân sách nhà nước, Chi cục Thuế TP. Pleiku đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đề ra tại hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2017, Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018. Theo đó, Chi cục tiếp tục nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức ngành Thuế, đặc biệt là trách nhiệm, tính nêu gương của người đứng đầu đội thuế trong việc quản lý hộ KDCT.

Đồng thời, Chi cục tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong thực hiện quy chế phối hợp cấp mã số thuế hộ KDCT thông qua bộ phận “Một cửa hiện đại”. Kể từ tháng 8-2017, Chi cục Thuế đã triển khai phối hợp thực hiện cấp mã số thuế cùng với cấp giấy phép kinh doanh; đồng thời xúc tiến xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về doanh thu khoán và mức thuế khoán trên địa bàn theo các chỉ tiêu kinh doanh, từ đó xây dựng bộ tiêu chí quản lý thuế theo rủi ro đối với hộ kinh doanh.

Qua cơ sở dữ liệu hộ khoán, cơ quan Thuế sẽ kiến nghị Phòng Tài chính-Kế hoạch thu hồi các giấy phép kinh doanh đã cấp nhưng người nộp thuế không kinh doanh, địa chỉ không rõ ràng hoặc đã ngừng, nghỉ từ lâu. Chi cục cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nộp thuế biết nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế khi ra kinh doanh. Chỉ đạo các Đội Thuế liên phường, xã bám sát địa bàn, kịp thời đưa hộ KDCT mới phát sinh vào sổ bộ quản lý thuế kịp thời, sát đúng với doanh thu thực tế phát sinh; đối với các hộ KDCT có sử dụng 10 lao động thường xuyên trở lên thì vận động tuyên truyền để họ thành lập doanh nghiệp…

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

(GLO)- Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành cà phê Việt Nam, vươn lên trở thành biểu tượng của sự bền vững, chất lượng và uy tín. Những nỗ lực không ngừng đã đưa Vĩnh Hiệp chạm đến những cột mốc ấn tượng trong năm 2024.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

E-magazineVườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

(GLO)- Dù mới triển khai nhưng mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp tham quan của anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình-Tân Hợp, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho thấy nhiều triển vọng. Cuối năm 2024, nho đỏ không hạt Xgreen của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng là vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai.