Pleiku đa dạng hình thức hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin TP. Pleiku luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, đặc biệt là trong công tác vận động quyên góp xây dựng Quỹ Vì nạn nhân CĐDC/dioxin. Từ đó, các cấp Hội đã vận động được nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng quỹ để giúp đỡ các nạn nhân.

Thành phố Pleiku hiện có 1.150 nạn nhân CĐDC/dioxin, trong đó có 847 người được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Hầu hết nạn nhân CĐDC/dioxin công tác trong lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và cán bộ dân chính tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm, đời sống của các nạn nhân CĐDC/dioxin dần được cải thiện. Tuy vậy, nhiều hộ vẫn còn khó khăn, nhất là 115 hộ có từ 2 đến 4 nạn nhân.

Chính vì vậy, các cấp Hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan triển khai đa dạng các hình thức hỗ trợ nạn nhân như: vận động tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng Quỹ Vì nạn nhân CĐDC/dioxin; thăm hỏi, động viên, tặng quà; tổ chức xông hơi giải độc phục hồi sức khỏe...

Bà Nguyễn Thị Lành và con trai Cao Ngọc Tấn. Ảnh: Hoàng Minh

Bà Nguyễn Thị Lành và con trai Cao Ngọc Tấn. Ảnh: Hoàng Minh

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ nạn nhân CĐDC/dioxin. Từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội đã vận động ủng hộ 4.323 suất quà với trị giá hơn 1,4 tỷ đồng để trao tặng cho nạn nhân và gia đình nạn nhân; tặng 2 sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng/sổ cho 2 nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn; xây tặng 3 ngôi nhà với tổng trị giá 240 triệu đồng; tặng xe lăn cho 9 nạn nhân với tổng trị giá khoảng 30 triệu đồng; hướng dẫn 18 nạn nhân thường xuyên đi xông hơi giải độc phục hồi sức khỏe…

Bà Nguyễn Thị Lành (tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) kể: Chồng bà là cựu chiến binh Cao Văn Triều. Năm 1974, ông Triều đưa bà từ tỉnh Quảng Ngãi lên Pleiku lập nghiệp. Năm 1982, ông bà sinh cháu Cao Ngọc Tấn. Do cựu chiến binh Triều bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh nên cháu Tấn bị ảnh hưởng. Cháu Tấn được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và gia đình được Agribank Gia Lai hỗ trợ 40 triệu đồng làm nhà ở. "Trước đây, nhà cửa tạm bợ, cháu Tấn bị bệnh nên không có điều kiện làm mới. Bây giờ có nhà cửa ổn định, gia đình chúng tôi cũng đỡ vất vả"-bà Lành tâm sự.

Ông Nguyễn Xuân Hoàn-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin TP. Pleiku-cho hay: “Các cấp Hội tiếp tục phát huy kết quả đạt được, làm tốt hơn nữa công tác tri ân những tập thể, cá nhân đã giúp đỡ các nạn nhân; duy trì các hoạt động nhân đạo; phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho nạn nhân, nhất là những nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3. Triển khai thực hiện tốt các công tác đó cũng chính là góp phần xoa dịu nỗi đau da cam".

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.