Pleiku cần có phố đi bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, nhu cầu đi bộ của cư dân đô thị ngày càng tăng cao. Trong khi đó, tại khu vực nội thành Pleiku, các cụm, điểm vui chơi, giải trí, đi bộ vào các thời điểm thích hợp cho mọi người còn khá hạn chế. Phía Nam thành phố duy nhất có khu vực Công viên Diên Hồng.

Gọi là công viên nhưng hạ tầng ở đây còn rất nghèo nàn, thiếu thốn. Khu vực trung tâm có Quảng trường Đại Đoàn Kết, nơi tập trung đông người đi bộ nhất vào các buổi sáng và chiều trong ngày.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy thế, các địa điểm này không thể đáp ứng nhu cầu đi bộ thể dục, giải trí, thư giãn, vui chơi, mua sắm... của mọi người. Hơn thế, khu vực nội thành Pleiku hiện mật độ dân số chưa cao, nhưng cũng không phải thấp, với gần 160 ngàn người. Nhiều điểm dân cư xa trung tâm, để đến các điểm đi bộ nói trên không phải là điều dễ dàng, nhiều người sử dụng phương tiện cơ giới để đến các công viên, quảng trường trong các giờ cao điểm, đôi khi gây nên ùn tắc giao thông cục bộ, bởi vì nhiều con đường nội thành Pleiku nhỏ hẹp, lại bị người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh.

Đã đến lúc chính quyền thành phố cần nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch những con đường, đoạn đường thích hợp dành cho người đi bộ. Ở những con đường đi bộ cần xây dựng đồng bộ về hạ tầng dịch vụ phục vụ cho người đi bộ, không gian đường và vỉa hè thông thoáng, có các dịch vụ phục vụ ăn nhẹ, hàng khô, nguội, đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, hàng may mặc, thể thao... Chính quyền cần đề ra các quy định về thời gian, về an ninh trật tự và an toàn giao thông, an toàn thực phẩm. Những nơi dành cho người đi bộ này còn là điểm tham quan, thăm thú, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt cộng đồng, giao lưu tập thể phù hợp cho các thành phần cư dân tại chỗ và du khách.

Trước mắt, cần chọn một vài đoạn đường phù hợp làm thí điểm rút kinh nghiệm. Theo đó, chúng tôi thấy có thể chọn đường Lê Hồng Phong (phường Diên Hồng) làm con đường đi bộ. Con đường này ngắn, vỉa hè rộng vừa phải, lại không xa khu trung tâm, gần nhiều nhà hàng, khách sạn, gần trung tâm thương mại nhưng lưu lượng phương tiện cơ giới không nhiều nên dễ quy định giờ lưu thông... Tất nhiên, việc mua bán phải được quy định cụ thể về chủng loại hàng hóa, dịch vụ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và vệ sinh, có thể có thu phí (thuế). Có cả việc quy định về thời gian hoạt động trong ngày/tuần theo thời gian dành cho người đi bộ.

Thành phố Pleiku đang phấn đấu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh trước năm 2020. Do đó, cùng với việc đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội, nơi đây cần có một vài con đường, đoạn đường dành cho người đi bộ. Đó cũng là một nét văn hóa nếu chúng ta biết xây dựng và quản lý có hiệu quả đô thị được mệnh danh là... Phố núi!

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null