Phường Tây Sơn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhờ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức mà công tác giảm nghèo của phường Tây Sơn (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đạt kết quả rất khả quan. Đến cuối năm 2022, phường còn 41 hộ nghèo, chiếm 1,52%, thấp hơn bình quân chung của thị xã 0,1% (tỷ lệ hộ nghèo thị xã 1,62%).

Kịp thời cung cấp thông tin hữu ích

Năm 2023, thị xã An Khê hỗ trợ phường Tây Sơn hơn 300 triệu đồng để lắp đặt 7 bộ truyền thanh kỹ thuật số (hệ thống loa thông minh) tại 7 tổ dân phố. Trước đó, các tổ dân phố đã vận động người dân đóng góp kinh phí đầu tư mua sắm trang-thiết bị, loa truyền thanh. Việc duy trì vận hành hệ thống loa truyền thanh cùng hệ thống loa thông minh đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng truyền thông, kịp thời cung cấp thông tin hữu ích cho người dân.

Ông Lê Văn Sơn (tổ 3) cho biết: Hệ thống loa thông minh và hệ thống loa truyền thanh của tổ dân phố hoạt động song song không chỉ đáp ứng nhu cầu của bà con về thông tin giải trí, khoa học kỹ thuật, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương mà còn cung cấp những thông tin có nội dung gần gũi, thiết thực như: thời gian họp tổ, lịch tiếp xúc cử tri, chính sách hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất... “Ngoài tiếp cận thông tin qua báo chí, vợ chồng tôi còn thường xuyên tham gia các buổi họp, sinh hoạt do các hội, đoàn thể, tổ dân phố tổ chức. Nhờ đó, gia đình được các hội, đoàn thể hỗ trợ phương tiện, kết nối với ngân hàng để vay vốn xây dựng nhà ở vững chắc, buôn bán phát triển, tạo động lực vươn lên thoát nghèo”-ông Sơn tâm sự.

Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn phối hợp với Hội Cựu chiến binh phường hỗ trợ gia đình ông Lê Văn Sơn 1 chiếc xe máy để làm phương tiện đi lại. Ảnh: N.M

Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn phối hợp với Hội Cựu chiến binh phường hỗ trợ gia đình ông Lê Văn Sơn 1 chiếc xe máy để làm phương tiện đi lại. Ảnh: N.M

Còn bà Nguyễn Thị Tuyết-vợ ông Sơn thì cho hay: Trước đây, gia đình đông con nên cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình bà, Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Hội Nông dân xã đã kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tại thị xã cho vay 100 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Tháng 6 vừa qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường phối hợp với Hội Cựu chiến binh phường tặng gia đình 1 chiếc xe máy trị giá 11 triệu đồng để làm phương tiện đi lại. “Cách đây hơn 1 tháng, phường thông báo bố trí gian hàng cho một số hộ mới thoát nghèo vào buôn bán tại chợ An Xuyên. Đây là thông tin quan trọng giúp gia đình định hướng việc buôn bán, góp phần nâng cao thu nhập”-bà Tuyết vui mừng nói.

Ông Trần Văn Bình-Phó Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng Tổ 3-chia sẻ: “Năm 2006, Chi bộ, tổ dân phố đã vận động người dân đóng góp 12 triệu đồng mua 2 chiếc loa, bộ amply, micro đặt ở 2 vị trí trung tâm. Tổ có nhiệm vụ bảo quản, vận hành và phát huy hiệu quả hệ thống loa truyền thanh trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia các cuộc vận động, phong trào như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Dân vận khéo, Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh... Hiện tổ 3 chỉ còn 3 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo”.

Đối với tổ dân phố 5, theo ông Nguyễn Chánh Tín-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng thì: Tháng 2-2023, phường tiến hành lắp đặt cụm loa thông minh với bộ thu, phát sóng và 3 chiếc loa tại nhà văn hóa. Vào các khung giờ: 5-6 giờ, 11-12 giờ, 17-19 giờ, hệ thống loa thông minh tự động tiếp sóng Đài Truyền thanh-Truyền hình thị xã. “Đặc biệt, khi có cuộc họp HĐND thị xã, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã tổ chức thu âm, phát trực tiếp trên hệ thống loa giúp người dân nắm bắt nội dung cuộc họp kịp thời, đầy đủ, nhất là các nghị quyết về đầu tư công, phát triển kinh tế-xã hội, thu-chi ngân sách... Trên cơ sở đó, người dân, doanh nghiệp vận dụng để có giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao”-ông Tín nói.

Đẩy mạnh truyền thông

Chị Mai Thị Thu Hằng-công chức Văn hóa-Xã hội phường-cho hay: Toàn phường hiện có 9 cụm loa truyền thanh do Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã lắp đặt thu phát sóng. Từ đầu năm đến nay, UBND phường chỉ đạo công chức chuyên môn phối hợp với các tổ dân phố rà soát hệ thống âm thanh, loa đài; đề nghị nâng cấp, sửa chữa một số cụm loa do Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã quản lý để đảm bảo công tác tuyên truyền.

Trong giai đoạn 2019-2023, UBND phường Tây Sơn đã ra 2 quyết định thành lập Ban biên tập trang thông tin điện tử phường và công nhận tuyên truyền viên pháp luật; ban hành 2 kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính và tuyên truyền công tác cải cách hành chính. Trên cơ sở đó, phường thường xuyên đăng tin bài, xây dựng chuyên mục, các văn bản về cải cách hành chính, chế độ chính sách, công tác giảm nghèo; lồng ghép vào các cuộc họp tổ dân phố, sinh hoạt của các tổ chức chính trị, hội, đoàn thể; vận động người dân, doanh nghiệp chung tay giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Hệ thống loa thông minh đã kịp thời cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dân phường Tây Sơn. Ảnh: N.M

Hệ thống loa thông minh đã kịp thời cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dân phường Tây Sơn. Ảnh: N.M

Theo Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Lữ Văn Tâm: Phường hiện có 2.540 hộ với hơn 11.750 khẩu. Dựa trên tình hình thực tế của địa phương, những năm qua, UBND phường chỉ đạo nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, dịch vụ công để tuyên truyền tới cơ sở những gương tốt, người tốt, việc làm hay; cử công chức phụ trách chuyên môn viết các tin bài, sự kiện, hoạt động của địa phương để phổ biến tới người dân.

Bên cạnh đó, Mặt trận cùng các tổ chức thành viên phường thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể thị xã và tổ dân phố tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong công tác giảm nghèo; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sản xuất, đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ; tích cực truyền thông về các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ giáo dục, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo, cận nghèo. Định kỳ hàng năm, công chức văn hóa-xã hội tham gia tập huấn công tác giảm nghèo, bồi dưỡng kiến thức xác định hộ nghèo giúp phường điều tra xác định hộ nghèo và hỗ trợ trong công tác giảm nghèo. Triển khai tuyên truyền chế độ chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật và những điểm mới của Bộ luật Dân sự và một số vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Hàng tháng, hàng quý và trong các hội nghị sơ kết, tổng kết của tổ dân phố đều phân công công chức chuyên môn dự để phối hợp lồng ghép tuyên truyền.

Hàng năm, dựa trên thông tin xác định đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, Ban Chỉ đạo giảm nghèo phường chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo. Trên cơ sở đó, các thành viên Ban Chỉ đạo có những cách thức phối hợp truyền thông phù hợp, hiệu quả; đồng thời, có trách nhiệm tiếp cận các hộ nghèo, vận động nguồn lực hỗ trợ giúp hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Qua kết quả rà soát, bình xét hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, đến cuối năm 2022, phường còn 41 hộ nghèo, chiếm 1,52% và 45 hộ cận nghèo, chiếm 1,67%; giảm 19 hộ nghèo, tăng 2 hộ cận nghèo so với năm 2021.

Chủ tịch UBND phường Tây Sơn cho biết: Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông và công tác giảm nghèo hiệu quả, phường tiếp tục duy trì, phát huy kết quả đạt được; đồng thời, chú trọng tuyên truyền tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; phân công giúp đỡ hộ nghèo cho từng hội, đoàn thể. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương; làm tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương trên trang thông tin điện tử của phường và thông qua hệ thống loa phát thanh của tổ dân phố.

“Mặt khác, chúng tôi đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp để thoát nghèo bền vững, từng bước tiếp cận, hòa nhịp với yêu cầu chuyển đổi số. Tập trung thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy, UBND phường và cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của nhân dân phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội địa phương”-ông Tâm nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.