Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng: Trách nhiệm thiêng liêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai có 10 Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) đang được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh phụng dưỡng đến cuối đời, coi đây là trách nhiệm thiêng liêng.

Những ngày tháng 7 này, ngôi nhà nhỏ của Mẹ VNAH Lê Thị Diện (42/10 Âu Cơ, tổ 4, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) có nhiều đoàn khách tới thăm hỏi, động viên. Năm nay, mẹ Diện đã 92 tuổi nhưng vẫn còn khỏe và minh mẫn. Mẹ kể: Chồng mẹ là Đặng Tổng và con trai là Đặng Ngọc Khuê tham gia hoạt động cách mạng tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tháng 4-1967, chồng mẹ hy sinh khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Đến đầu tháng 5-1967, mẹ lại nhận tin con trai Đặng Ngọc Khuê hy sinh. Nỗi đau chồng nỗi đau, nhưng mẹ Diện vẫn kiên cường, tích cực tham gia hoạt động kháng chiến, khi thì tải đạn, lúc đóng góp lương thực cho cách mạng. Mẹ Diện hiện là thương binh 4/4.

Năm 2014, mẹ Diện được phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Hiện nay, mẹ được Công ty TNHH Vĩnh Hiệp nhận phụng dưỡng đến cuối đời với mức trợ cấp 500 ngàn đồng/tháng, Vietcombank Gia Lai với mức phụng dưỡng 1 triệu đồng/tháng. “Những năm qua, bên cạnh việc hưởng trợ cấp hàng tháng, mẹ luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần của các cơ quan, đoàn thể, đơn vị phụng dưỡng”-mẹ Diện tâm sự.

Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thăm, tặng quà Mẹ VNAH Lê Thị Hàng (tổ 5, phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Ảnh: Vân Khánh

Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thăm, tặng quà Mẹ VNAH Lê Thị Hàng (tổ 5, phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Ảnh: Vân Khánh

Ông Nguyễn Minh Tuân-Phó Giám đốc Vietcombank Gia Lai-cho biết: Từ tháng 12-2022, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ VNAH Lê Thị Diện. Cán bộ, nhân viên Chi nhánh xem mẹ Diện như người mẹ thứ hai của mình, luôn đồng hành, chia sẻ những lúc mẹ ốm đau hay khi gia đình có việc.

Mẹ Lê Thị Hàng (97 tuổi, trú tại tổ 5, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cũng luôn tự hào về những người con của mình. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất, 2 người con trai của mẹ là Nguyễn Nhã và Nguyễn Tháp lần lượt lên đường nhập ngũ. Rồi tin dữ bay về. Trong 2 năm 1967 và 1968, mẹ lần lượt nhận được giấy báo tử của 2 con.

Năm 2014, mẹ Lê Thị Hàng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ VNAH. Mẹ Hàng được Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Ban Chỉ huy Quân sự thị xã An Khê nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Theo đó, mỗi đơn vị hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Mẹ bày tỏ: “Các con của mẹ hy sinh vì nước, vì dân. Dù có đau buồn nhưng mẹ rất đỗi tự hào. Ở tuổi này, mẹ vui vì được sống bên con cháu và được các đơn vị phụng dưỡng thường xuyên lui tới thăm hỏi, chăm sóc”.

Để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng, con mẹ VNAH Lê Thị Diện hàng ngày mang bằng Tổ quốc ghi công ra lau chùi, ngắm nghía. Ảnh: Đinh Yến

Để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng, con mẹ VNAH Lê Thị Diện hàng ngày mang bằng Tổ quốc ghi công ra lau chùi, ngắm nghía. Ảnh: Đinh Yến

Đại tá Nguyễn Năng Toàn-Chủ tịch Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn-thông tin: Từ tháng 10-2014, đơn vị đã thành lập “Quỹ phụng dưỡng Mẹ VNAH, thân nhân liệt sĩ”. Đến nay, nguồn quỹ vận động được hơn 45 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này đã phụng dưỡng 400 Mẹ VNAH và thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng tại 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Hiện nay, đơn vị đang phụng dưỡng 193 Mẹ VNAH. Từ năm 2016, Tổng Công ty đã nhận phụng dưỡng 11 Mẹ VNAH trên địa bàn tỉnh, hiện đang phụng dưỡng 5 mẹ. “Cùng với mức phụng dưỡng 1 triệu đồng/tháng, Tổng Công ty còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà những dịp lễ, Tết, mừng thọ. Những lúc các mẹ ốm đau, đơn vị cử bác sĩ đến thăm khám, chăm sóc”-Đại tá Toàn cho hay.

Những năm qua, bên cạnh chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, tỉnh luôn chú trọng chăm lo công tác đền ơn đáp nghĩa, nhất là chăm sóc Mẹ VNAH. Mức tiền phụng dưỡng từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng.

Trao đổi với P.V, ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-nhìn nhận: Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, toàn tỉnh có 214 mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Hiện nay, 10 mẹ đang sinh sống cùng con cháu. Những năm qua, tỉnh luôn chăm lo, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho các mẹ bằng nhiều việc làm thiết thực như: phong tặng, truy tặng danh hiệu; tặng quà; hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa; nhận phụng dưỡng... Ngoài ra, các cơ quan chức năng thường xuyên rà soát, lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xem xét phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ VNAH đối với những trường hợp đủ điều kiện.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.