Phú Thiện: Tín hiệu vui từ thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Thuế huyện Phú Thiện đã thu ngân sách đạt 20,31 tỷ đồng, bằng 113% dự toán tỉnh giao cho cả năm 2018.

Triển khai hiệu quả nhiều giải pháp

Phú Thiện là huyện thuần nông, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 57%. Toàn huyện chỉ có gần 60 doanh nghiệp, hợp tác xã. Năm 2018, Chi cục Thuế huyện Phú Thiện được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách 17,9 tỷ đồng, chỉ tiêu phấn đấu là 20,2 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chi cục đã thu đạt 20,31 tỷ đồng, bằng 113% dự toán tỉnh giao và bằng 101% dự toán HĐND huyện giao, vượt 91% so với cùng kỳ năm 2017.

 

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Phú Thiện hướng dẫn thủ tục thuế cho doanh nghiệp. Ảnh: N.S
Cán bộ Chi cục Thuế huyện Phú Thiện hướng dẫn thủ tục thuế cho doanh nghiệp. Ảnh: N.S

Trong đó, có 4/12 nguồn thu đạt và vượt kế hoạch gồm: thu từ thuế nhà đất và sử dụng đất phi nông nghiệp 59 triệu đồng (đạt 295% kế hoạch tỉnh giao); thu lệ phí trước bạ 6,837 tỷ đồng (đạt 124%); tiền thuê mặt đất, mặt nước 121 triệu đồng (đạt 121%). Đặc biệt, về thu tiền sử dụng đất, huyện đã đạt 5,749 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với kế hoạch tỉnh giao là 2,7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Công Thạch-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện-cho biết: Xác định công tác thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm, ngành Thuế huyện đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tập trung phổ biến chính sách mới về thuế và pháp luật có liên quan có hiệu lực thi hành từ năm 2018. Đồng thời, vận động, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử và mở rộng nộp thuế qua ngân hàng đối với hộ kinh doanh... Nhờ đó, ý thức của chủ doanh nghiệp về nghĩa vụ thuế được nâng lên đáng kể.

Trong tổng thu ngân sách hàng năm, số doanh nghiệp có đóng góp thường xuyên trên 4 tỷ đồng. Đây là nguồn thu tương đối ổn định. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã thực hiện kê khai và nộp thuế đúng quy định. Điển hình như Công ty TNHH một thành viên Lê Hoàng Tiếng, Công ty TNHH một thành viên Ấn Phụng... năm qua đã đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Xuân Ấn-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ấn Phụng-chia sẻ: “Công ty luôn chấp hành nghiêm việc nộp thuế đúng quy định, đây là trách nhiệm của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Bởi việc đầu tư, phát triển sản xuất sẽ được Nhà nước bảo hộ, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định. Đóng góp ngân sách là góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội địa phương, góp vào ngân sách càng lớn thể hiện doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả”.

Hoàn thành tốt các chỉ tiêu

Theo ông Nguyễn Công Thạch, sở dĩ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt cao là dựa vào các khoản thu như tiền thuế thuê mặt đất, mặt nước; tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân được đẩy nhanh, cộng với hoạt động mua sắm xe máy, ô tô trong dân tăng đột biến. Bên cạnh đó, ngành Thuế huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. “Công tác thu thuế luôn ổn định theo bộ thuế khoán cố định mà huyện đã xây dựng từ đầu năm. Ngoài ra, chúng tôi có quy chế phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Kinh tế-Hạ tầng và các xã, thị trấn trong công tác thu các khoản phí, lệ phí và thu thuế”-ông Thạch cho biết thêm.

Để hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước, ngành Thuế và các cơ quan chuyên môn của huyện đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn. Trong đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch đã được phê duyệt; chống thất thu đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó, Chi cục thực hiện tốt công tác quản lý nợ, thu hồi toàn bộ số nợ thuế và tiền thuế được gia hạn theo luật định của năm 2017 chuyển sang, hạn chế nợ phát sinh. Thực hiện tốt chương trình cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế, triển khai khai thuế và nộp thuế điện tử tới tất cả doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như công tác quản lý thu góp phần quan trọng thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước.

Ông Nguyễn Công Thạch-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Phú Thiện: “Từ nay đến cuối năm, ngành Thuế huyện tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ đọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn; tăng cường kiểm tra hộ khoán, hộ nghỉ, hộ tạm nghỉ kinh doanh; quản lý hộ mới ra kinh doanh; phối hợp với các ban, ngành trong việc xử lý nợ, cưỡng chế nợ thuế; phối hợp thu nợ thuế qua giải quyết cấp, bán hóa đơn lẻ; giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đôn đốc những doanh nghiệp mới thành lập đăng ký kê khai, nộp thuế qua mạng; hỗ trợ các doanh nghiệp quyết toán thuế, hướng dẫn khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử”.

Sang Phương

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

null