Phú Thiện nâng cao kỹ năng ứng xử trong giao tiếp cho 160 cán bộ Hội phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong 2 ngày (21 và 22-6), Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên mở 2 lớp tập huấn kỹ năng ứng xử trong giao tiếp cho 160 cán bộ hội phụ nữ trong huyện.

Theo chương trình tập huấn, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh-Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia TP. Hồ Chí Minh truyền tải những kỹ năng hữu ích trong giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ cán bộ hội nhằm rèn luyện và bồi dưỡng phong cách chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đoàn kết, tập hợp hội viên phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.

Đội ngũ cán bộ hội LHPN huyện Phú Thiện tham gia lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng xử trong giao tiếp. Ảnh: Minh Châu

Đội ngũ cán bộ hội LHPN huyện Phú Thiện tham gia lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng xử trong giao tiếp. Ảnh: Minh Châu

Trong đó, giao tiếp được xem là văn hóa công vụ và xây dựng hình ảnh tổ chức hội. Ngoài kỹ năng tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia các phong trào, cuộc vận động, nghị quyết của hội, cán bộ hội cần có “kỹ năng mềm” trong ứng xử, giao tiếp để giải quyết, xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh tại cơ sở 1 cách thuyết phục.

Đây là hoạt động nằm trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch số 98/KH-UBND, ngày 15-5-2023 của huyện Phú Thiện. Mục tiêu là chú trọng bồi dưỡng, phát triển con người đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ vì mục tiêu phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.