Phú Thiện: Hiệu quả từ "Làng phụ nữ kiểu mẫu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã góp phần nâng cao đời sống của chị em phụ nữ và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Sau những kết quả đạt được từ mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” Plei Ơi, vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ayun Hạ tiếp tục xây dựng “Làng phụ nữ kiểu mẫu” thứ 2 tại làng Ring Đáp. Đây cũng là làng đặc thù với trên 90% đồng bào DTTS. Với truyền thống theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì nếp sống cũng như phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, để thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào DTTS, Ban Chấp hành Hội LHPN xã đã đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng “Làng phụ nữ kiểu mẫu” song song với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 
Theo Chủ tịch Hội LHPN xã Ayun Hạ Phạm Thị Thủy, mục tiêu của mô hình là hỗ trợ chị em phát triển kinh tế gia đình, thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, giúp chị em biết cách tiết kiệm trong chi tiêu, kéo giảm các tệ nạn xã hội, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Đặc điểm nổi bật là mỗi làng đồng bào DTTS có bản sắc văn hóa riêng. Nếu như ở Plei Ơi có nghề dệt truyền thống thì làng Ring Đáp có thế mạnh về cồng chiêng. Dự kiến trong thời gian tới, Hội LHPN xã thành lập tổ hội nghề nghiệp dệt thổ cẩm và đội biểu diễn cồng chiêng. 
Lễ ra mắt mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” tại làng Ring Đáp, xã Ayun Hạ. Ảnh: Vũ Chi
Lễ ra mắt mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” tại làng Ring Đáp, xã Ayun Hạ. Ảnh: Vũ Chi
Làng Ring Đáp có 187 hội viên, phụ nữ, trong đó có 93 chị tham gia mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu”. Chị Ksor H’Yêp-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Ring Đáp-cho biết: Trong 6 tiêu chí của “Làng phụ nữ kiểu mẫu” thì tiêu chí về môi trường và hộ nghèo là khó thực hiện nhất. Việc nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn đã trở thành tập quán rất khó thay đổi của bà con. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động được đặt lên hàng đầu theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Theo đó, hộ neo đơn được Hội giúp đỡ nhân công, hộ khó khăn thì giúp đỡ kinh phí. Đến nay, tất cả các hộ đã di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn. Vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, chị em tập hợp dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng hàng rào xanh, con đường hoa tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Bên cạnh đó, chị em còn thực hiện chi tiêu tiết kiệm thông qua mô hình nuôi heo đất, phụ nữ tiết kiệm 5-10 triệu đồng, góp vốn xoay vòng, nói không với “tín dụng đen”… Nhờ vậy, đến nay, làng chỉ còn 17 hộ hội viên, phụ nữ thuộc diện hộ nghèo.
Chị Siu H’Min (làng Ring Đáp) chia sẻ: Trước đây, bà con làm đến đâu chi tiêu hết đến đó. Đầu vụ, chị em đi vay nóng, đến vụ thu hoạch thì trả nợ. Cái vòng luẩn quẩn đó khiến họ không thoát khỏi cảnh nghèo. Khi mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” được triển khai, chị em được hướng dẫn chi tiêu tiết kiệm, biết dành tiền để tái đầu tư sản xuất nên cuộc sống khá hơn. 
Phụ nữ làng Plei Ring Đáp tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.Ảnh.Vũ Chi
Chị em phụ nữ làng Ring Đáp tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Ảnh: Vũ Chi
Tại xã Chư A Thai, mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” thành lập ở 2 làng Pông và Hek. Chị Đinh H’Uêng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Hek-cho hay: Điều dễ nhận thấy nhất sau khi thành lập mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” là vệ sinh môi trường được cải thiện. Hiện tại, 100% số hộ làm chuồng trại cách xa nhà ở. Tình trạng bạo lực gia đình được ngăn chặn, quyền của phụ nữ và trẻ em được bảo đảm. Chị em tự tin, mạnh dạn tham gia các hoạt động chung do đoàn thể phát động.
Trao đổi với P.V, bà Phạm Thị Tám-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Thiện-thông tin: Nhiệm kỳ 2016-2021, toàn huyện phấn đấu có 10/10 cơ sở Hội thành lập “Làng phụ nữ kiểu mẫu”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các xã, thị trấn đã thành lập được 12 mô hình, vượt chỉ tiêu đề ra. Việc xây dựng “Làng phụ nữ kiểu mẫu” dựa trên các tiêu chí xây dựng làng nông thôn mới. Vì vậy, mô hình đã thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Cuối năm 2020, có 4/12 “Làng phụ nữ kiểu mẫu” về đích nông thôn mới là Plei Ơi (xã Ayun Hạ), Sô Ma Lơng A (xã Chrôh Pơnan), Ơi H’Ly (xã Ia Hiao) và Plei Tel A (xã Ia Sol). Trong nhiệm kỳ tới, Hội LHPN huyện chỉ đạo các cơ sở Hội tiến hành đánh giá hiệu quả mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn huyện.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).