Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-cao nguyên xanh vì sức khỏe”:

Phố núi trăm hoa khoe sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hoa phượng tím, ban trắng đồng loạt nở ở khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) trong những ngày đầu hạ bỗng làm bao người bâng khuâng xao xuyến. Đây vốn không phải cây bản địa nhưng bén rễ lên xanh, khoe sắc tươi, khiến bao tâm hồn lãng mạn bắt đầu nghĩ đến những con đường hoa đặc trưng làm duyên cho thành phố cao nguyên.

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc nhưng được di thực trồng ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có 2 thành phố Bắc Tây Nguyên là Pleiku và Kon Tum.

Một cây ban nở hoa trắng muốt, tỏa hương thơm ngát ở khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hoàng Ngọc

Một cây ban nở hoa trắng muốt, tỏa hương thơm ngát ở khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hoàng Ngọc

Ở khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết những ngày này, một vài cây ban trắng nở rộ. Màu hoa trắng tinh khôi như giấu mình dưới những tán lá xanh không gây được sự chú ý như màu phượng tím hay đỏ rực như những chùm hoa núc nác. Tuy vậy, hương thơm thanh thuần cùng màu trắng thanh lịch của những đóa hoa ban như một nét duyên thầm.

Hoa ban trắng tuy không nổi bật mà như một nét duyên thầm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hoa ban trắng tuy không nổi bật mà như một nét duyên thầm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Thạc sĩ lâm nghiệp Trần Thị Hiên (Bảo tàng tỉnh Gia Lai)-người được mệnh danh là “bác sĩ” của cây xanh ở Quảng trường Đại Đoàn Kết cho biết, xung quanh khu vực Quảng trường có 10 cây ban trắng và 22 cây ban tím. Ban trắng do Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh-Du lịch (Nay là Nhà hát Đam San) mang về từ tỉnh Điện Biên năm 2017 trong chuyến giao lưu nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

Hoa ban có hai màu trắng và tím. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hoa ban có hai màu trắng và tím. Ảnh: Hoàng Ngọc

Thạc sĩ Hiên cho biết thêm, hoa ban được trồng trên một số đường phố Gia Lai từ hàng chục năm nay. Khi quy hoạch hệ thống cây xanh Quảng trường (2012), trong số rất nhiều loài cây, hoa được trồng mới, hàng hoa ban tím được trồng từ trước đó nhiều năm. Người dân vẫn quen gọi là hoa móng bò vì hình dáng của lá rất giống với móng bò, ít người biết đó là giống hoa ban của núi rừng Tây Bắc.

Hoa ban khoe sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hoa ban khoe sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chị Hiên cho biết: “Có lẽ sinh ra từ rừng núi nên sức sống của cây rất mãnh liệt, do vậy rất dễ trồng và chăm sóc. Những cây hoa ban trắng khi mang về chỉ cao khoảng 80cm đến 1m, nhưng cây sinh trưởng rất nhanh, đến nay đã cao 3-4m và nở hoa thơm ngát. Nếu tỉnh quy hoạch trồng một vài con đường hoa ban, tháng 3-4 hàng năm hoa sẽ nở trắng muốt góp phần làm cho Phố núi thêm tươi tắn sắc hoa”.

Phố núi còn có những cây phượng tím đang mùa hoa khoe sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phố núi còn có những cây phượng tím đang mùa hoa khoe sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối diện vị trí những cây hoa ban nở trắng muốt tỏa hương thơm ngát là màu phượng tím. Chỉ độc một cây phượng tím được trồng ngay ngã ba Hoa Lư đoạn đầu đường Nguyễn Tất Thành mà khiến bao người ngẩn ngơ trước sắc tím mộng mơ có chút buồn man mác.

Màu phượng tím bâng khuâng. Ảnh: Trần Thụy Chiêu Ly

Màu phượng tím bâng khuâng. Ảnh: Trần Thụy Chiêu Ly

Loài hoa này xuất hiện đầu tiên ở Đà Lạt do Kỹ sư Lương Văn Sáu mang giống về trồng năm 1962. Từ đó đến nay, thành phố mộng mơ Đà Lạt càng thêm thơ mộng bởi màu phượng tím. Gia Lai hiện có một số cây phượng tím được trồng rải rác trên 1 vài con đường. Trong khu vực Quảng trường cũng có 8 cây phượng tím đang nở hoa tím ngát khiến nhiều người không khỏi bâng khuâng.

Khí hậu vùng đất Tây Nguyên rất thích hợp trồng phượng tím. Ảnh: Trần Thụy Chiêu Ly

Khí hậu vùng đất Tây Nguyên rất thích hợp trồng phượng tím. Ảnh: Trần Thụy Chiêu Ly

Chị Trần Thụy Chiêu Ly-một tay máy chụp ảnh tự do ở Phố núi chia sẻ: “Tôi ước gì Phố núi Pleiku có 1 con đường phượng tím mộng mơ. Tôi thấy địa thế đắc địa nhất để trồng là 2 bên bờ kè của Khu đô thị suối Hội Phú. Nếu được vậy hẳn con đường này rất thơ mộng, nhất là mỗi khi chiều về hay dưới ánh hoàng hôn thì rất tuyệt... Tôi mong điều ước đó sẽ thành hiện thực”.

Những ngày này bắt gặp màu phượng tím ở Phố núi khiến bao người bâng khuâng, xao xuyến. Ảnh Trần Thụy Chiêu Ly
Những ngày này bắt gặp màu phượng tím ở Phố núi khiến bao người bâng khuâng, xao xuyến. Ảnh Trần Thụy Chiêu Ly

Phố núi có nhiều cung đường đẹp gắn với cây xanh, nhưng vẫn chưa có những con đường mang tên một loài hoa đặc trưng. Đó cũng là điều mà những trái tim mộng mơ yêu thành phố cao nguyên này vẫn luôn mong chờ.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.