Phiên chợ nông sản thị xã An Khê: Cơ hội quảng bá sản phẩm địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ tối ngày 1 đến 2-6, tại Hoa viên Quang Trung, Hội Nông dân thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức phiên chợ nông sản lần thứ nhất năm 2022. Đây là cơ hội để hội viên nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
Phiên chợ nông sản thị xã An Khê thu hút 27 gian hàng của 11 Hội Nông dân xã, phường, một số hộ kinh doanh trên địa bàn và Hội Nông dân huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ. Các gian hàng giới thiệu, bày bán nhiều mặt hàng nông sản như rau xanh, ổi, cam, bưởi, bánh, bún khô, cà phê, tổ yến; một số sản phẩm OCOP như trà cà gai leo, măng tây tươi, mật nhân, trà gừng. Ngoài ra phiên chợ còn có các sản phẩm thổ cẩm, ẩm thực, cây hoa cảnh.
Tham gia phiên chợ, gian hàng của Hội Nông dân xã Song An trưng bày, bán bưởi da xanh, cam vinh, chanh không hạt, dứa, dừa xiêm, tinh bột nghệ, mật ong rừng. Đặc biệt, các sản phẩm lươn, ếch, cá trê lai lần đầu tiên ra mắt đã thu hút rất đông khách mua hàng. Chủ tịch Hội Nông dân xã Võ Văn Thanh phấn khởi chia sẻ: “Đến 14 giờ ngày 2-6, chúng tôi đã bán được gần 40 kg lươn, ếch, cá, 5 kg tinh bột nghệ, 5 lít mật ong rừng và hơn 700 kg trái cây, rau, quả các loại”. 
Phiên chợ nông sản thị xã An Khê thu hút 27 gian hàng của 11 Hội Nông dân xã, phường và Hội Nông dân các huyện lân cận. Ảnh: Ngọc Minh
Phiên chợ nông sản thị xã An Khê thu hút 27 gian hàng của 11 Hội Nông dân xã, phường và Hội Nông dân các huyện lân cận. Ảnh: Ngọc Minh
Phiên chợ là cơ hội để hội viên nông dân, doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực đặc trưng của địa phương. Không chỉ có sự tham gia của các cấp Hội, cá nhân tại thị xã, phiên chợ còn có sự tham gia của các địa phương lân cận. Ông Hồ Viết Cảm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kbang-cho hay: “Sau khi nhận được thư mời tham gia phiên chợ, chúng tôi chủ động triển khai cho Hội Nông dân các xã, thị trấn tập hợp những mặt hàng đặc trưng của huyện như dược liệu, sâm, mắc ca, mật ong rừng, gạo đỏ, gạo bọc thép. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu tới du khách, người dân An Khê những nét văn hóa truyền thống của người Bahnar thông qua các sản phẩm thổ cẩm, ẩm thực truyền thống như cơm lam, gà nướng, heo quay, rau rừng”.
Hoạt động được gần 5 năm, Công ty TNHH Cà phê An Túc Gia Lai (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cũng đã từng bước liên kết, mở rộng các cơ sở kinh doanh ở khu vực phía Đông tỉnh. Công ty cũng không bỏ qua cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại phiên chợ lần này. Ông Huỳnh Văn Lực-Giám đốc Công ty-cho biết: Dịp này, Công ty giới thiệu các dòng sản phẩm cà phê nguyên chất, chế biến từ hạt cà phê giống arabica, robusta, moka, cherry. Qua phiên chợ, chúng tôi mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh; nhận những phản hồi, góp ý của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm”.
Cách đây 3 năm, ông Phan Trọng Hanh (thôn Tú Thủy 1, xã Tú An) lặn lội vào các tỉnh miền Tây mua hơn 120 cây dừa xiêm dứa về trồng. Năm nay một vài cây cho trái, gia đình mang sản phẩm bày bán tại phiên chợ để bà con cùng thưởng thức, hương vị thơm ngọt đặc trưng. Ông Hanh giới thiệu: “Giống dừa này có vị ngọt đậm đà, thơm mùi dứa, chủ yếu cung ứng cho các khu nghỉ dưỡng, resort, giá mấy chục ngàn một quả. Thông qua phiên chợ tôi muốn nhiều người biết về sản phẩm của gia đình”.
Đi chơi, mua sắm nhiều gia đình thưởng thức món cơm la, gà nướng, heo quay thơm ngon tại phiên chợ nông sản thị xã An Khê lần thứ nhất năm 2022. Ảnh: Ngọc Minh
Các gia đình thưởng thức món cơm lam, gà nướng, heo quay thơm ngon tại phiên chợ nông sản thị xã An Khê lần thứ nhất năm 2022. Ảnh: Ngọc Minh
Lần đầu tiên tổ chức nên phiên chợ nông sản luôn tấp nập khách đến tham quan. Chị Huỳnh Thị Quỳnh Hương cùng các con từ thị trấn Kbang (huyện Kbang) cũng dành thời gian đến phiên chợ mua rau, trái cây và thưởng thức cơm lam, gà nướng. Chị vui vẻ nói: “Tôi thấy các mặt hàng bày bán ở phiên chợ rất phong phú, đa dạng. Nhất là mặt hàng rau xanh, trái cây tươi ngon, giá cả lại phải chăng. Dạo chơi, mua sắm xong cả gia đình tôi cùng nhau ăn uống, thưởng thức các món ngon ngay tại chợ”. 
Đến tham quan và dạo quanh các gian hàng, bà Nguyễn Thị Phương (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chia sẻ: “Qua phiên chợ tôi biết thêm nhiều mặt hàng nông sản mới do bà con ở ngay quê mình nuôi trồng sản xuất. Tôi hy vọng năm sau thị xã tiếp tục tổ chức phiên chợ và quy mô lớn hơn để người dân có cơ hội trao đổi, tiêu dùng những sản phẩm sạch, tươi, an toàn”.
Những năm qua, sản xuất nông nghiệp tỉnh Gia Lai nói chung và thị xã An Khê nói riêng tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Ông Nguyễn Hữu Hạnh-Chủ tịch Hội Nông dân thị xã An Khê-cho hay: Nông nghiệp của thị xã An Khê gặp không ít khó khăn, nhất là khâu liên kết và tiêu thụ nông sản. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như phiên chợ nông sản có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần phát triển thị trường, thúc đẩy nông nghiệp vượt qua khó khăn. “Không chỉ vậy, qua phiên chợ, chúng tôi hy vọng sẽ lựa chọn được sản phẩm để động viên chủ hộ đề xuất xét duyệt sản phẩm OCOP của thị xã năm 2022”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null