Phát triển công nghiệp: Cơ hội và thách thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-3-2018, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 23-NQ/TW). Đây là nghị quyết hết sức quan trọng, định hướng xây dựng nền công nghiệp của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa và công nghệ số, đặt mục tiêu rõ ràng thời điểm hiện đại hóa đất nước; chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển công nghiệp nước nhà thời gian qua.

Từ Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, soi vào tình hình thực tế ở Gia Lai, thời cơ nào để tỉnh nhà định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Những năm qua, Gia Lai đã có bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp. Từ năm 1994, khi Nhà máy Thủy điện Ia Ly được khởi công, nền công nghiệp tỉnh nhà đã ghi dấu son, liên tục các nhà máy thủy điện hiện đại trên sông Sê San gồm: Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A, cùng các thủy điện vừa và nhỏ khác đi vào vận hành, là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ khiến tăng trưởng GDP Gia Lai nhiều năm liên tục ở 2 con số, góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh và đời sống người dân. Với hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư các công trình thủy điện, Gia Lai đã hưởng lợi lớn từ các dự án này. Sau khi hoàn thành đầu tư các dự án thủy điện lớn, kinh tế tỉnh nhà giảm sút đáng kể.

Bên cạnh các công trình thủy điện, hiện nay, nhiều dự án liên quan đến công nghiệp chế biến, dịch vụ, khai khoáng... đã và đang được đầu tư, xây dựng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Khu Công nghiệp Trà Đa được các nhà đầu tư quan tâm, lấp đầy. Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh diện mạo ngày một đổi mới, khang trang, dần tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà máy chế biến nông sản như Nhà máy Tinh bột sắn An Khê, Mang Yang, Krông Pa; Nhà máy Đường Ayun Pa, An Khê; các nhà máy chế biến mủ cao su, cà phê, hồ tiêu, chế biến gỗ... rải rác ở các địa phương đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân.

Nhiều nhà đầu tư lớn, doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu quan tâm, tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn tại Gia Lai. Một đại gia ở Phú Yên đang bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng đầu tư cụm nhà máy chế biến mì, mía và phát triển điện mặt trời ở Krông Pa, trong đó nhà máy chế biến cồn từ tinh bột mì đang hoàn thiện. Công ty Đồng Giao, doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu nổi tiếng hơn nửa thế kỷ qua đã đầu tư nhà máy chế biến rau, củ, quả tại Mang Yang, phát triển vùng nguyên liệu rộng lớn trên địa bàn các huyện phía Đông tỉnh. Ngày 22-3, trùng thời điểm Tổng Bí thư ký ban hành Nghị quyết 23, Công ty TNHH Xây dựng StarJin và Công ty UPC Asia Wind Managenment LCC (UPC) đến UBND tỉnh Gia Lai xin đăng ký đầu tư về chế biến nông sản và điện gió.

Ngoài những hạn chế, tồn tại mà Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã chỉ ra, Gia Lai còn có nhiều hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp so với một số tỉnh khác. Đó là hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội thấp, trình độ dân trí chưa cao, chưa giữ chân nguồn lực lao động trình độ cao; giáo dục nghề, giáo dục chuyên nghiệp chưa đáp ứng sự phát triển chung của xã hội; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư chưa hiệu quả, kịp thời; nguồn lực trong tỉnh cho phát triển công nghiệp còn hạn chế...

Từ nay đến năm 2030, Gia Lai làm gì để  thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, cùng với cả nước đi vào công nghiệp hóa; GDP của ngành công nghiệp chiếm 40% tổng GDP toàn tỉnh là thách thức không nhỏ. Gia Lai là tỉnh biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, đất rộng, nông nghiệp và du lịch là 2 ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, nếu biết phát huy lợi thế, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đón đầu làn sóng đầu tư mới từ hiệu ứng của CPTPP, chúng ta có cơ hội vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành trọng trách theo Nghị quyết 23 đề ra trong 13 năm tới.

Gia Lai là tỉnh trung tâm của Tam giác phát triển Lào-Campuchia-Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động của khu vực tam giác này chưa như kỳ vọng. Nếu kêu gọi được đầu tư hạ tầng, sự kết nối liên thông thuận lợi, tranh thủ thời cơ lúc chỉ số PCI các tỉnh trong khu vực rớt hạng, niềm tin của các nhà đầu tư đang hướng đến Gia Lai, cơ hội thu hút đầu tư đang rộng mở. Tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp gắn liền với chế biến nông-lâm sản. Lâu nay, ngành chế biến lâm sản mặc dù đóng góp quan trọng cho sự phát triển, song uy tín và vị trí của nó chưa được xã hội công nhận. Với việc ngành công nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu của đất nước tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, giá trị xuất khẩu hướng đến 10 tỷ USD, Gia Lai cần xây dựng và khẳng định được uy tín trong ngành công nghiệp này để thúc đẩy kinh tế, phát huy lợi thế của tỉnh có diện tích lớn đất lâm nghiệp. Trồng cây nguyên liệu và chế biến đồ gỗ là thế mạnh chưa được đánh giá đúng mức và phát huy hiệu quả. Điện mặt trời, điện gió, chế biến nông sản đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nếu nhanh chân, Gia Lai sẽ đón lấy làn sóng đầu tư từ các lĩnh vực này.

Không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết 23 đã chọn 2 mốc thời gian quan trọng là năm 2030-thời điểm nước ta kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và năm 2045-100 năm Ngày Quốc khánh nước nhà làm cột mốc mục tiêu phát triển ngành công nghiệp quốc gia. Quyết tâm chính trị của toàn Đảng thì đã rõ, song sự thành công lại tùy thuộc rất lớn vào sự năng động, nhạy bén của mỗi địa phương.

Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null