Pháp bắt đầu thử nghiệm cấm điện thoại thông minh tại 200 trường THCS

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Pháp bắt đầu thử nghiệm quy định cấm điện thoại di động tại khoảng 200 trường THCS nhằm giảm thời gian sử dụng điện thoại và ngăn chặn tình trạng bắt nạt trên mạng.

Theo đó, quy định này không chỉ áp dụng trong giờ học mà còn mở rộng đến các hoạt động ngoại khóa và các chuyến đi dã ngoại. Nếu thử nghiệm này thành công thì lệnh cấm điện thoại sẽ được áp dụng bắt đầu từ tháng 1-2025 tại tất cả trường học ở Pháp.

Pháp đã bắt đầu thử nghiệm quy định cấm điện thoại di động tại khoảng 200 trường trung học cơ sở (ảnh minh họa GETTY)

Pháp đã bắt đầu thử nghiệm quy định cấm điện thoại di động tại khoảng 200 trường trung học cơ sở (ảnh minh họa GETTY)

Trước đó, năm 2018, Pháp cũng đã áp dụng cấm việc sử dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh và máy tính bảng tại toàn bộ trường tiểu học và THCS. Tuy nhiên, đối với các trường THPT, học sinh ở độ tuổi 15-18, các trường này vẫn có quyền áp dụng quy định nội bộ về việc sử dụng điện thoại di động, trong đó có thể cấm hoàn toàn hoặc cấm ở một số khu vực nhất định ở trường học.

Được biết, quy định mới đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Theo đó, khi tới trường, học sinh phải giao nộp điện thoại di động cho giáo viên hoặc cất chúng trong tủ đựng đồ.

Ông Jerome Fournier-Thư ký của Liên đoàn giáo viên SE-UNSA cho hay, quy định này nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về việc sử dụng hợp lý các công nghệ kỹ thuật số. Ngoài ra, đây là cách giải quyết những khó khăn của các trường học mà quy định hiện hành chưa đủ sức răn đe.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.