Phấn đấu đến năm 2030, GRDP đạt 133 triệu đồng/người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5-9, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 2373/UBND-KH triển khai thực hiện Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 13-7-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15-11-2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 9,57%/năm. Tỷ trọng nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, thuế sản phẩm (trừ nợ cấp) tương ứng là 26,62%, 28,94%, 39,84% và 4,6%; GRDP bình quân đầu người đạt 133 triệu đồng/năm (theo giá hiện hành); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 9-10%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%; có trên 82% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chiếm trên 20%.

Bên cạnh đó, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%, trong đó, lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 25%; tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1-2%/năm; đạt 30 giường bệnh/vạn dân, 10 bác sĩ/vạn dân; 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 77,5%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 90% trở lên.

Tỉnh cũng phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ và cây trồng đa mục đích). Quốc phòng-an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, duy trì ổn định.

Đến năm 2045, Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người. Là tỉnh tiên phong trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học và công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng. Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Quốc phòng-an ninh được đảm bảo vững chắc. Tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Đóng góp tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.