Ông Trần Anh Tú: "Futsal Việt Nam đi World Cup đâu chỉ là may mắn"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trao đổi với Lao Động, ông Trần Anh Tú - Trưởng đoàn đội tuyển Việt Nam cho rằng, Futsal Việt Nam đi World Cup không chỉ dự vào yếu tố may mắn.
PV: Còn nhớ cách đây 5 năm, ông Trần Anh Tú đã khóc và ôm từng cầu thủ đội tuyển Futsal Việt Nam khi lần đầu tiên giành vé dự World Cup. Còn lần này, cảm xúc của ông thế nào?
Trưởng đoàn Trần Anh Tú: Cảm xúc lần này không giống. Lần đầu tiên có cảm giác mình bị mất kiểm soát về niềm vui. Bởi đó là thành tích bất ngờ, niềm vui quá lớn. Còn lần này, niềm vui của mình đằm hơn. Bởi tâm thế chúng ta đã tính toán và chuẩn bị rồi, không bất ngờ như lần trước.
 
Ông Trần Anh Tú khóc trong lần đầu tiên Futsal Việt Nam giành vé đi World Cup 2016. Ảnh: QT
Ông Trần Anh Tú khóc trong lần đầu tiên Futsal Việt Nam giành vé đi World Cup 2016. Ảnh: QT
Sau trận play-off với Lebanon, đội tuyển Việt Nam đã không thể chiến thắng mà chỉ đi tiếp nhờ vào luật bàn thắng sân khách. Cũng cần thừa nhận rằng, đối thủ đã vượt trội hơn chúng ta. Cũng vì thế mà nhiều người nói rằng, tấm vé World Cup lần này là may mắn của Futsal Việt Nam. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
Không thể nào chỉ đánh giá tấm vé dự World Cup của Futsal Việt Nam qua hai trận play-off. Bởi để có suất dự play-off cũng nhờ vào thành tích của những năm trước đây. Đó là sự ổn định về mặt thành tích của Futsal Việt Nam. Còn trong từng trận đấu thì có thắng, có thua, có cả yếu tố may mắn. Bản thân đội tuyển Futsal Việt Nam không phải là đội vượt trội như Thái Lan, thắng Iraq rất thuyết phục. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng, không mạnh mẽ thì làm sao có được may mắn, có được kết quả tốt được.
Lần thứ hai giành vé đi World Cup cho thấy Futsal Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Đó là sự trưởng thành lớn của cầu thủ, HLV Futsal. Trước đây, thành tích mang lại hầu hết do huấn luyện viên nước ngoài dẫn dắt thì lần này cho huấn luyện viên trong nước, một dấu ấn lớn. Qua hai trận đấu play-off với Lebanon, một đội bóng rất mạnh, có thể thấy họ vượt trội hơn so với chúng ta về thể lực, thể hình. Nhưng với tư duy chiến thuật tốt của các cầu thủ Việt Nam đã đối phó được với lối chơi của Lebanon và biết tung ta quyết định vào những thời điểm để có kết quả như vừa qua.
 
Ông Trần Anh Tú cùng đội tuyển Futsal Việt Nam tại UAE. Ảnh: VFF
Ông Trần Anh Tú cùng đội tuyển Futsal Việt Nam tại UAE. Ảnh: VFF
Ông vừa nhắc đến dấu ấn của việc sử dụng huấn luyện viên nội. Vậy những vai trò cụ thể của huấn luyện viên Phạm Minh Giang trong thành tích lần này là gì?
Huấn luyện viên Phạm Minh Giang đã có 10 năm làm futsal. Đây là huấn luyện viên có đầy đủ phẩm chất dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Về đạo đức nghề nghiệp, tư cách, là người được cầu thủ cực kỳ quý mến. Về chuyên môn, anh ấy là người chịu đầu tư nhiều nhất. Anh học tất cả các huấn luyện viên ngoại khi làm việc ở Việt Nam và biến kiến thức của họ thành của mình. Có rất nhiều yếu tố mà anh Giang biết sử dụng một cách hợp lý, không máy móc.
Như 2 trận đấu với Lebanon, anh ấy có sự nghiên cứu kỹ và áp dụng chiến thuật phù hợp. Với những đối thủ khác thì lại có sự thay đổi linh hoạt. Tư duy chiến thuật của Giang giỏi. Đặc biệt, anh ấy có tầm nhìn xa, có bản lĩnh, dám làm dám chịu. Bởi chúng ta biết, huấn luyện viên nội luôn chịu áp lực khi chọn cầu thủ.
Ông từng nói rằng, khi mời các chuyên gia nước ngoài về đều đã có lộ trình để huấn luyện viên nội lên dẫn dắt đội tuyển. Điều này có nghĩa là cơ hội cho các huấn luyện viên ngoại trong tương lai sẽ nhiều hơn?
Không nên tuyệt đối hoá việc sử dụng huấn luyện viên nội hay ngoại. Có thể đến một thời điểm nào đó, huấn luyện viên Phạm Minh Giang làm tiếp hoặc có người thay thế và cũng có thể chúng ta sẽ lại sử dụng huấn luyện viên ngoại. Bởi khi các huấn luyện viên ngoại đến làm việc không chỉ mang không khí mới mà còn giúp các huấn luyện viên nội có thêm cơ hội học hỏi.
Nếu huấn luyện viên nội có khả năng chuyên môn chúng ta sẽ sử dụng. Như huấn luyện viên Phạm Minh Giang, không thể đảm đương công việc này liên tục trong 5-6 năm liền được, phải có thời kỳ chuyển đổi và nâng cấp. Thế nên chúng ta ưu tiên huấn luyện viên nội nhưng tuỳ từng thời điểm thích hợp, vấn đề này phải có lộ trình. Tôi cũng đưa ra kế hoạch đầu tư cho các huấn luyện viên nội khác để có thể thay thế được huấn luyện viên Phạm Minh Giang.
 
Ông Trần Anh Tú có thêm dấu ấn với Futsal Việt Nam. Ảnh: NVCC
Ông Trần Anh Tú có thêm dấu ấn với Futsal Việt Nam. Ảnh: NVCC
Sau tấm vé World Cup lần này, VFF tính toán như thế nào cho một lộ trình phát triển lâu dài của Futsal Việt Nam. Cụ thể là chúng ta không chỉ nghĩ đến việc giành vé đến World Cup mà còn có thành tích ở sân chơi này?
Đây là vấn đề không chỉ đơn giản là câu chuyện của VFF. Chúng ta cần nhìn về bề rộng của Futsal Việt Nam. Đó là môn thể thao không được quá chú trọng, không nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Thế nên số lượng câu lạc bộ futsal có nền tảng vững chắc để tồn tại không quá nhiều. Chính điều đó làm cho lực lượng cầu thủ không ổn định. Lực lượng chủ yếu trông chờ vào Thái Sơn Nam, gần đây có thêm nhiều cầu thủ của các câu lạc bộ khác tham gia đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, điều mà tôi lo lắng là liệu các câu lạc bộ ấy có sự bền vững, ổn định hay không mới và vấn đề bền vững của đội tuyển.
Tôi nghĩ, VFF sẽ làm mọi khả năng để phát triển vào giải vô địch quốc gia, nhưng có nhiều yếu tố khác như kinh tế, xã hội... sẽ quyết định đến sự phát triển của Futsal Việt Nam trong tương lai. Nếu như có nhiều ông bầu, có khả năng tài chính, có quyết tâm làm thì lúc ấy chúng ta mới có bóng đá Futsal mạnh được.
Xin cảm ơn!
ĐĂNG HUỲNH (THỰC HIỆN/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.
Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

(GLO)- Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào chơi billiards pool (bida lỗ) tại TP. Pleiku trở nên sôi động và thu hút đông đảo người chơi. Nhiều câu lạc bộ (CLB) có quy mô lớn đã xuất hiện, đem đến sự lựa chọn phong phú cho giới trẻ.
Go Swimming: Nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

Go Swimming nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

(GLO)- Tuy mới được thành lập nhưng Câu lạc bộ (CLB) Go Swimming đã trở thành nơi ươm mầm những tài năng bơi lội ở phố núi Pleiku. Hai “kình ngư nhí” của CLB vừa xuất sắc mang về 3 huy chương vàng tại Giải Bơi cứu đuối thanh thiếu nhi “Đường đua xanh” toàn quốc năm 2024.