Ông cụ câm điếc từ chối 75 triệu, dân mạng bảo nhau 'biết đủ là hạnh phúc'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được hỗ trợ 75 triệu đồng nhưng ông cụ câm điếc bán vé số ở Sài Gòn kiên quyết chỉ lấy 5 triệu đồng, số còn lại gửi cho những người khó khăn hơn. Câu chuyện “biết đủ là hạnh phúc” của ông gây xúc động dân mạng.

 
Chiếc xe đạp được ông Sơn mua với giá 200.000 đồng từ tiền tích góp bán vé số -ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
Chiếc xe đạp được ông Sơn mua với giá 200.000 đồng từ tiền tích góp bán vé số -ẢNH: LÊ NGỌC THẢO


Năn nỉ cũng không lấy

Qua mạng xã hội, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương (25 tuổi) vô tình thấy ông Vũ Văn Sơn (63 tuổi) bán vé số với tấm biển: “Tôi bị câm điếc xin cô bác làm ơn giúp đỡ”. Không kiềm lòng, chị Phương đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ của nhà hảo tâm cho ông Sơn được 75 triệu đồng. Chị tìm ông Sơn để trao tiền thì ông từ chối không nhận.

Trở lại gặp ông Sơn lần nữa, chị Phương muốn trao cho ông 20 triệu đồng và dành số tiền còn lại cho những hoàn cảnh khó khăn khác. Nhưng phải “năn nỉ” thì ông mới chịu nhận 5 triệu đồng và ra hiệu cho chị Phương tặng 15 triệu đồng còn lại cho những người khó khăn khác.

“Đây là lần đầu tiên mình gặp trường hợp người được kêu gọi giúp đỡ lại không nhận tiền, đặc biệt là một số tiền lớn như vậy. Chú giúp tôi học được một bài học rằng khi biết đủ, tự lòng mình sẽ thấy an nhiên”, chị Phương nói.

 

Ông nắn nót viết từng chữ đáp lại khi được hỏi
Ông nắn nót viết từng chữ đáp lại khi được hỏi


Đến ngã tư nơi ông Sơn vẫn thường bán vé số, chúng tôi thấy ông đang cặm cụi thối tiền cho khách. Mỗi lần đưa vé số hay nhận tiền từ khách ông Sơn đều đưa bằng hai tay và liên tục gật đầu để cảm ơn. Người mua thấy vậy cũng nở nụ cười đáp lại rồi mới đi.

Sau khi bán được vài tờ vé số, ông ngồi bệt xuống đường nghỉ một lát rồi đứng lên vẫy tay, cười mời chào người đi đường. Có người sẵn đợi đèn đỏ mua giúp ông 1- 2 tờ, chốc chốc lại có người tấp xe vào lề gửi ông vài gói mì gói, dầu ăn...

Chúng tôi trò chuyện với ông bằng những câu hỏi ngắn trên giấy. Sau khi đọc kỹ, ông cặm cụi viết từng câu trả lời. Ông kể lại, ngày xưa bị pháo rơi ngay hầm cá nhân, ông bị ra máu lỗ tai; họng, đầu bị miểng nhỏ văng vào sau đó tai không nghe được rồi dần dần không nói được.

Tôi hỏi ông sao lại từ chối nhận hết số tiền người ta giúp cho, ngay cả việc mua xe đạp mới thì ông liền viết vào giấy: “Tôi bảo số còn lại nên giúp ai đó có hoàn cảnh khó khăn hơn tôi. Tôi tuy khổ nhưng còn đi kiếm tiền được, còn nhiều người có hoàn cảnh còn khó khăn hơn nên mình cần chia sẻ. Còn xe đạp cũ mới gì cũng vậy, khi mình đã có tức là ngày hôm nay mình diễm phúc, bởi những gì đòi hỏi nó mang tính chất nhu cầu, mà nhu cầu thì không biết bao nhiêu mới đủ. Không ai bằng lòng với hiện tại cả. Xe này từ tiền bán vé số dành dụm, mua lại người ta giá 200.000 đồng”.

Có tình thương mọi người là tôi hạnh phúc

Ông Sơn quê ở Long An, cho biết mình có hai người con gái đã lập gia đình, mỗi người có hai em bé nên ông có 4 cháu ngoại. Còn vợ ông thì vẫn ở dưới quê đi làm cỏ, làm rẫy mướn cho người ta, có người thuê thì có ăn, không thì chờ thời.

Hai năm mưu sinh ở Sài Gòn, ông Sơn được một người chủ lo cho chỗ ăn ngủ, lấy vé số không vốn để đi bán kiếm tiền. Một ngày của ông bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng. Ông thường ngồi ở đường Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) đến 7 giờ hơn thì di chuyển. Buổi tối ông Sơn sẽ đến ngã tư Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM) bán tiếp vé số. Tầm 21 giờ, ông lại đạp xe ra vòng xoay Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) bán đến hơn 23 giờ mới về.

Ông Sơn cho biết mỗi ngày ông đi mỗi hướng khác nhau và lý giải: “Mình phải đổi đường chứ ngày nào người ta cũng thấy mình rồi cứ mua như họ “nợ” mình vậy”.

 

 



Nhắc về mong muốn của mình, ông trầm ngâm viết ra giấy: “Có tình thương của mọi người dành cho tôi là tôi hạnh phúc lắm rồi, có tiền nhiều mà không có tình thương của mọi người, không có tình thương của mấy cháu thì nó giống như cây khô thiếu nước vậy. Tôi chỉ mong sao vợ, các con cháu luôn mạnh khỏe và tôi không còn bệnh huyết áp nữa là tôi vui rồi, chỉ mong vậy thôi”.

Theo LÊ HỒNG HẠNH-LÊ NGỌC THẢO (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.