Olympic Tokyo 2020: Những khoảng trống của thể thao Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đoàn thể thao Việt Nam chia tay Olympic Tokyo 2020 mà không có một tấm huy chương nào. Đây là kết quả đã được dự báo trước bởi thể thao nước nhà gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại ngay từ góc độ các địa phương.
11 môn mà 18 vận động viện (VĐV) của Việt Nam tham dự tại Olympic Tokyo 2020 đều đã được đầu tư chiến lược để phù hợp với thể chất người Việt Nam như: cử tạ, taekwondo, cầu lông, bắn súng, thể dục dụng cụ, bắn cung… Trong khi đó, các môn thể thao “sở đoản” như bơi lội, điền kinh hay boxing đều giành vé đi Olympic nhờ vé mời hoặc vé vớt. Ngoài Nguyễn Huy Hoàng ở môn bơi lội đạt chuẩn A Olympic và giành vé trực tiếp thì Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Quách Thị Lan (điền kinh), Nguyễn Thị Tâm và Nguyễn Văn Đương (boxing)… đều không đạt chuẩn A Olympic. Riêng VĐV Nguyễn Thị Thanh Thủy của môn judo giành vé đi Olympic 2020 nhờ đoàn thể thao Triều Tiên rút lui.
Thực tế thi đấu cho thấy những VĐV không giành được vé trực tiếp nhờ đạt chuẩn A Olympic đều có màn trình diễn hụt hơi so với đối thủ. Ánh Viên là biểu tượng số 1 ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, tại Olympic Tokyo 2020, cô thi đấu dưới sức và dừng bước ngay từ vòng loại. Trường hợp mang lại hy vọng nhiều nhất trong số này là Quách Thị Lan giành vé vào bán kết nội dung 400 m vượt rào nữ khi có 1 VĐV khác phạm quy và chị là người thay thế. Có thể nói, các VĐV Việt Nam đã rất nỗ lực thi đấu nhưng “lực bất tòng tâm” vì ở các môn thể thao này khoảng cách trình độ giữa Việt Nam và các nước là rất lớn.
Vận động viên điền kinh Quách Thị Lan (giữa) dù rất nỗ lực nhưng không thể giành huy chương. Ảnh: AFP
Vận động viên điền kinh Quách Thị Lan (giữa) dù rất nỗ lực nhưng không thể giành huy chương. Ảnh: AFP
Trong khi đó, với những môn thể thao hy vọng có thể giành huy chương của đoàn Việt Nam thì VĐV thi đấu dưới sức và không thể vượt qua chính mình. Hoàng Xuân Vinh sau kỳ tích 5 năm trước đã không chiến thắng được áp lực, Thạch Kim Tuấn (cử tạ) vẫn chưa bình phục chấn thương, Hoàng Thị Duyên (cử tạ) không vượt qua thành tích của chính mình…
Lý giải cho điều này, ông Ngô Gia Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh cho rằng cần phải đánh giá cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. “Có thể thấy rằng các VĐV đã không có sự chuẩn bị thực sự tốt, nhất là khi Olympic bị hoãn do dịch Covid-19 nên quá trình chuẩn bị trước đó bị loãng và không thể có phong độ cao khi bước vào thi đấu. Bên cạnh đó, một số VĐV khi bước vào đấu trường lớn bị tâm lý dẫn đến những hạn chế nhất định khiến họ không thể hiện được toàn bộ khả năng của mình”-ông Hùng nhận định.
Với tư cách người có hàng chục năm đào tạo thể thao thành tích cao của tỉnh, ông Hùng cho rằng nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến thành tích của các VĐV Việt Nam là dịch bệnh Covid-19. Trước khi bước vào Olympic, các VĐV thường được đi tập huấn nước ngoài trong một khoảng thời gian dài để tận dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến, chế độ dinh dưỡng mà tại Việt Nam không có được cũng như có cơ hội cọ xát với các VĐV đẳng cấp tương đương và cao hơn. 
Ông Hùng chia sẻ: “Trước mỗi kỳ đại hội thể thao toàn quốc, một số tỉnh, thành có tiềm lực kinh tế lớn sẵn sàng cử VĐV đi tập huấn nước ngoài nhằm cải thiện thành tích. Trong khi với một số địa phương khó khăn như Gia Lai thì đó là điều xa xỉ. Nếu chỉ tập luyện tại địa phương sẽ rất khó tạo được sức bật cho các VĐV vì thiếu cọ xát, tích lũy kinh nghiệm, cải thiện tâm lý thi đấu”.
Bất kỳ môn thể thao nào cũng cần quá trình tuyển chọn, đào tạo và đào thải khắc nghiệt mới có thể cho ra một VĐV giỏi. Trên thực tế, việc tuyển chọn VĐV năng khiếu đầu vào của thể thao Việt Nam đã gặp nhiều trở ngại. “Chưa tính đến các thiết bị kỹ thuật công nghệ áp dụng vào tuyển chọn, chúng tôi khi đi tuyển quân hầu hết đều nhận được những cái lắc đầu của gia đình vì theo con đường thể thao rất bấp bênh, các bậc phụ huynh không coi đó là một cái nghề để gắn bó lâu dài mà chỉ là đam mê nhất thời. Thực tế chế độ đãi ngộ dành cho các VĐV cũng không đủ hấp dẫn để thuyết phục họ tâm huyết cống hiến. Do đó, để thể thao Việt Nam có thể đều đặn tranh chấp huy chương ở mỗi kỳ Olympic vẫn còn là câu chuyện dài”-ông Hùng tâm sự.
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.