Ô nhiễm tiếng ồn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trên chuyến xe từ TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) về Gia Lai, tôi cùng chị đồng nghiệp dựa vào vai nhau định chợp mắt một chút. Thế nhưng, kể từ lúc xe bắt đầu khởi hành cũng là lúc người đàn ông ngồi sau chúng tôi bắt đầu hút thuốc và nói chuyện oang oang với tài xế.

Những lời khiếm nhã liên tục phát ra từ miệng của người đàn ông ấy từ chuyện này sang chuyện khác. Do ngồi gần cuối xe nên khi muốn nói với tài xế, ông nói với âm lượng rất to. Khoảng 10 phút đầu, chị em tôi đành lấy áo bịt tai, hy vọng ông ta chỉ nói một lúc rồi thôi. Thế nhưng, 10 phút, 20 phút, xe đã ra khỏi thành phố từ khá lâu nhưng người đàn ông ấy vẫn thao thao bất tuyệt, “tra tấn” mọi người. Chúng tôi đành cầu cứu tài xế: “Anh ơi. Anh nói chú đó nói chuyện nhỏ chút để khách nghỉ ngơi”. Anh tài xế cũng tỏ ra ngại ngùng và nói với vị khách nọ giảm âm lượng để khỏi ảnh hưởng đến người khác. Nhưng cũng chỉ được một lúc rồi đâu lại vào đấy. Vị khách vẫn nói tục như bình thường với những câu chuyện không đầu không cuối.

Lần khác, tôi vào một quán cà phê để ngồi làm việc. Vào sau tôi là một nhóm nam thanh nữ tú. Kể từ đó, tôi không thể nào tập trung vào công việc bởi sự ồn ào vượt mức cho phép. Cả nhóm bắt đầu bày trò chơi tại bàn, thoải mái cười đùa, la hét mỗi khi ai đó bị thua và phải chịu thử thách. Không gian quán khá nhỏ, hệ thống tiêu âm kém nên âm thanh bị vọng lại càng làm tăng thêm sự ồn ào, khó chịu. Tôi đành đóng máy, thanh toán tiền. Khi ra về, trong lòng thầm nhủ sẽ không bao giờ quay lại quán đó nữa.

Chị hàng xóm nhà tôi có một dây thanh quản cực tốt. Mỗi lần xóm có việc chung cần bàn thảo, giọng nói của chị luôn nổi trội. Nhiều khi vì nói quá to, chị khiến mọi người cảm tưởng như đang xảy ra một cuộc cãi vã nảy lửa. Không ít lần, chị nói chuyện điện thoại trong nhà song tôi vẫn nghe rõ mồn một dù cách nhau 2 lớp tường gạch.

Ô nhiễm tiếng ồn là tình trạng âm thanh trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Không chỉ từ những phương tiện tham gia giao thông mà tiếng ồn từ môi trường sinh hoạt cũng gây cảm giác khó chịu đến thính giác, tác động xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe tinh thần của mỗi người. Trong đó, tiếng ồn xuất phát từ giọng nói, giao tiếp khó có thể đo đếm và khó áp quy định xử phạt. Vậy nên, để tránh tình trạng này, mỗi người cần nêu cao ý thức tôn trọng không gian chung và có cách ứng xử phù hợp.

 

 KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.