Nữ sinh khiếm thị nhận học bổng toàn phần trị giá 1,5 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bị khiếm thị bẩm sinh, gặp hạn chế rất nhiều trong việc quan sát, đi đứng nhưng Nguyễn Thị Ngọc Châu, học sinh Trường TH-THCS-THPT Việt Anh 2 (tỉnh Bình Dương), vẫn quyết tâm học giỏi, tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhờ vậy, Ngọc Châu đã đạt được học bổng toàn phần ngành quản trị kinh doanh tại Trường ĐH RMIT trị giá 1,5 tỉ đồng.

Bị khiếm thị bẩm sinh (tầm nhìn kém, không rõ) nên Ngọc Châu gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Châu cho biết do di truyền nên trong gia đình, ông nội và ba đều là người khiếm thị.

Khi mới vào học Trường TH-THCS-THPT Việt Anh 2, Châu đã gặp phải một số khó khăn như không quen với môi trường mới, chưa thể định hướng được đường đi và cách giảng bài bằng trình chiếu. Hơn nữa, Châu là học sinh khiếm thị duy nhất theo học tại trường thời điểm đó nên thầy cô vẫn còn bỡ ngỡ trong việc giảng dạy, hỗ trợ cho nữ sinh.

Nguyễn Thị Ngọc Châu nhận học bổng toàn phần của Trường ĐH RMIT trị giá hơn 1,5 tỉ đồng. Ảnh: NVCC

Nguyễn Thị Ngọc Châu nhận học bổng toàn phần của Trường ĐH RMIT trị giá hơn 1,5 tỉ đồng. Ảnh: NVCC

Khi còn là học sinh THPT, Châu học tốt nhất môn ngữ văn và yêu thích vật lý. Ngoài thành tích học tập khá giỏi, Châu còn tham gia các hoạt động cộng đồng như công tác tại Hội Người mù tỉnh Ninh Thuận và dự án MPVI (dạy kèm cho học sinh khiếm thị) từ tháng 8.2022. Ngoài ra, Châu còn tham gia câu lạc bộ về hùng biện tại Trường TH-THCS-THPT Việt Anh 2. Nữ sinh từng đoạt giải nhất cuộc thi hùng biện với chủ đề công dân toàn cầu vào năm học lớp 12.

Từ dự án MPVI, Châu có cơ hội được hỗ trợ dạy môn vật lý cho những trẻ em cùng hoàn cảnh. "Trong quá trình tham gia giảng dạy, mình không thể quan sát được toàn diện các em học sinh. Vì thế, mình dành nhiều thời gian hơn những giáo viên bình thường để kết nối và làm quen với các em. Vì khoảng thời gian công tác mình chỉ mới là một học sinh bậc THPT nên có nhiều kiến thức vượt ngoài tầm hiểu biết, không thể giải đáp hết thắc mắc cho các em. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra quá nhiều trong các tiết dạy. Mình rất vui và hạnh phúc vì được góp phần nhỏ vào sự phát triển tri thức của các em nhỏ khiếm thị", Châu chia sẻ.

Sau những nỗ lực vượt bậc trong học tập và hoạt động xã hội, Châu đã nhận được học bổng toàn phần trị giá hơn 1,5 tỉ đồng tại quỹ học bổng Chắp cánh ước mơ cho 3 năm đại học ngành quản trị kinh doanh tại Trường ĐH RMIT (chưa tính tiền học thêm tiếng Anh). Để đạt được kết quả này, Châu đã có sự chuẩn bị từ nhiều phương diện trong suốt 3 năm THPT. "Ngoài nỗ lực học tập để có được học bạ "đẹp", mình còn tham gia rất nhiều lớp học kỹ năng như sàn thương mại điện tử, digital marketing, khởi sự kinh doanh… Bên cạnh đó là các hoạt động xã hội, giúp đỡ những người khó khăn", Châu nói.

Khó khăn lớn nhất mà Châu phải đối mặt khi nhập học tại Trường ĐH RMIT là việc di chuyển trong trường vì không xác định được phương hướng. Nữ sinh cho biết hành trình sắp tới phải nhờ vả thầy cô, bạn bè xung quanh khá nhiều. Tuy nhiên, Châu sẽ chủ động trong việc làm quen với môi trường mới để có thể tự lập một cách tốt nhất, rút ngắn thời gian thích nghi.

Anh Hoàng Minh Trí (32 tuổi, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội), người sáng lập dự án MPVI, cho biết: "Mình biết Châu được hơn 2 năm, lúc đó em ấy đang học lớp 11. Thời gian đó, Châu có đăng ký tham gia chương trình gia sư trực tuyến tại MPVI. Đối với mình, Châu là một cô gái khá năng động, hoạt bát, biết chủ động trong việc giải quyết các khó khăn của bản thân. Châu cũng ham học hỏi, không ngừng rèn luyện bản thân. Bên cạnh đó, Châu còn tích cực trong việc giúp đỡ tổ chức và bạn bè xung quanh trong công việc".

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.