Nông hội trồng dâu nuôi tằm Ia Hlốp phát huy hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù mới thành lập hơn 6 tháng nhưng Nông hội trồng dâu nuôi tằm xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giúp người dân từng bước ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập.

Bà Thái Thị Hải (thôn 4) cho biết: Cuối năm 2018, qua học hỏi kinh nghiệm của một số hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn, bà đã đầu tư hơn 20 triệu đồng để làm nhà nuôi tằm và mua giống dâu về trồng trên diện tích 4 sào. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn dâu phát triển xanh tốt.

Sau đó, bà bắt tay nuôi lứa tằm đầu tiên. Hiện nay, trung bình mỗi tháng bà nuôi được 2 hộp tằm giống, ước tính 1 hộp tằm giống cho hơn 50 kg kén. Với giá bán 150-160 ngàn đồng/kg kén, bà thu lãi mỗi tháng hơn 10 triệu đồng.

 Mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình ông Hồ Đăng Tâm (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê). Ảnh: Anh Quân
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình ông Hồ Đăng Tâm (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê). Ảnh: Anh Quân


Theo bà Hải, từ lúc chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm, gia đình bà có thu nhập rất ổn định. Đặc biệt, khi tham gia Nông hội trồng dâu nuôi tằm xã Ia Hlốp, bà thường xuyên trao đổi kinh nghiệm từ khâu chọn giống dâu, quá trình nuôi tằm gặp nhiều thuận lợi, ổn định đầu ra sản phẩm.

Tương tự, ông Hồ Đăng Tâm cho hay: Nhận thấy nhiều hộ dân trong xã chuyển đổi diện tích hồ tiêu chết sang trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao, ông trồng 1 ha dâu. Sau khi chủ động được nguồn thức ăn, cuối năm 2018, ông đầu tư 20 triệu đồng mua dụng cụ, thiết bị và làm nhà nuôi tằm. Hiện nay, gia đình ông có nguồn lá dâu ổn định để làm thức ăn cho 2 hộp tằm giống. “Khi tham gia Nông hội, mình học được rất nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi tằm”-ông Tâm chia sẻ.

Hiện nay, Nông hội trồng dâu nuôi tằm xã Ia Hlốp có 15 thành viên với diện tích 10 ha dâu. Sự ra đời của Nông hội giúp các hộ dân liên kết với nhau trong phát triển sản xuất. Hàng tháng, Nông hội tổ chức sinh hoạt để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết, trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây dâu, cách chăm sóc, phòng trị bệnh cho tằm.

Ông Nguyễn Đình Thủy-Chủ nhiệm Nông hội trồng dâu nuôi tằm xã Ia Hlốp-cho hay: Từ khi thành lập đến nay, Nông hội hoạt động rất ổn định. Bà con khi thực hiện mô hình được Nhà nước hỗ trợ giống, vật tư để trồng dâu nuôi tằm, ai cũng vui vì gặp rất nhiều thuận lợi. Bây giờ có công ty liên kết thu mua sản phẩm được giá, mang lại thu nhập cao.

“Nông hội ra đời là để đổi mới cách làm ăn, các thành viên có điều kiện phát triển kinh tế. Khi mọi người cùng chung tay, hợp sức sẽ có được vùng nguyên liệu quy mô lớn. Như vậy mới thoát được kiểu sản xuất nhỏ lẻ, tự phát. Nông hội định hướng liên kết với các công ty để sản phẩm làm ra bán được giá không thông qua thương lái, tạo việc làm ổn định cho một số lao động tại địa phương từ việc trồng dâu nuôi tằm”-ông Thủy nói.

 

ANH QUÂN
 

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.