Nông dân Thành An thu nhập cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi, nhiều hộ dân ở xã Thành An (thị xã An Khê) đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Gia đình ông Nguyễn Tiến Xuân là một trong những hộ ở thôn 3 (xã Thành An) tiên phong chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang trồng chuối tiêu hồng kết hợp chăn nuôi bò, dê và heo rừng lai. Ông Xuân cho biết: “Gia đình tôi có hơn 10 năm gắn bó cùng cây mía. Vài năm nay, giá mía giảm nên lợi nhuận rất thấp. Năm 2018, khi địa phương và các ngành chuyên môn tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tôi đã mạnh dạn liên kết với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trồng 5 sào chuối tiêu hồng trên diện tích mía kém hiệu quả. Đến nay, gia đình tôi thu được hơn 100 triệu đồng sau 2 đợt thu hoạch chuối. Ngoài ra, gia đình còn nuôi 12 con dê, 8 con bò, 3 con heo rừng lai và trồng 3 ha mì”.

 Anh Trần Văn Khuyến (thôn 3, xã Thành An, thị xã An Khê) chăm sóc vườn cây. Ảnh: N.S
Anh Trần Văn Khuyến (thôn 3, xã Thành An, thị xã An Khê) chăm sóc vườn cây. Ảnh: N.S



Theo ông Xuân, mô hình trồng chuối kết hợp chăn nuôi rất hiệu quả. Lá, thân và hoa chuối là nguồn thức ăn cho dê và heo. Ngược lại, phân gia súc được tận dụng bón cho vườn chuối nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt cao. “Thời gian tới, gia đình sẽ trồng thêm một số loại cây ăn quả như: cam, bưởi, ổi. Đồng thời, gia đình sẽ tăng đàn dê để vừa bán con giống vừa bán thịt. Khi đàn dê tăng, tôi sẽ mở rộng diện tích trồng chuối để đảm bảo lượng thức ăn dồi dào cho chúng”-ông Xuân chia sẻ.

Giống như ông Xuân, gia đình anh Trần Văn Khuyến (cùng thôn) đã chuyển đổi 1 ha đất mía sang trồng bưởi, ổi và chuối tiêu hồng. Anh Khuyến cho hay: Trồng mía hiệu quả kinh tế không cao nên nhiều năm liền gia đình tôi rất khó khăn. Năm 2018, tôi đã mạnh dạn chuyển 1 ha mía sang trồng 270 gốc bưởi đỏ giống nhập từ tỉnh Hòa Bình, 100 cây ổi và chuối tiêu hồng. Hiện nay, diện tích ổi đã cho thu hoạch. Với giá bán 15.000 đồng/kg ổi, sau 3 tháng, gia đình tôi đã thu được gần 20 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình tôi còn trồng thêm 1 sào lúa nước, 1 sào ớt và nuôi 5 con bò, 10 con heo. “Cuối năm nay, bưởi và chuối sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên. Hy vọng các loại cây trồng này sẽ cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây mía”-anh Khuyến kỳ vọng.

Ông Xuân chăm sóc đàn dê. Ảnh: Phạm Ngọc
Ông Xuân chăm sóc đàn dê. Ảnh: Phạm Ngọc



Từ năm 2018 đến nay, nhiều hộ dân ở xã Thành An đã chuyển đổi hơn 30 ha mía kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. Bước đầu cho thấy, các loại cây ăn quả rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây mía. Ông Nguyễn Thanh Điệp-Chủ tịch UBND xã Thành An-cho hay: “Hiệu quả thực tế đã chứng minh việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là hướng đi đúng đắn. Trong thời gian tới, xã sẽ vận động người dân tiếp tục chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang trồng cây bắp ngọt, đậu tương, rau chân vịt để cung cấp cho Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao”. Cũng theo ông Điệp, những mô hình như của gia đình ông Xuân, anh Khuyến cho thấy bà con đã tận dụng tối đa diện tích đất để sản xuất “đa cây, đa con”. Việc tận dụng nguồn phân bò, dê, heo để bón cho các loại cây trồng cũng giúp người dân tiết kiệm chi phí sản xuất. Sau này, người dân có thể dùng phân bò để nuôi trùn quế làm phân bón và thức ăn cho gia cầm, góp phần nâng cao thu nhập.

“Việc một số hộ dân tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi không chỉ giúp họ nâng cao thu nhập mà còn tác động làm thay đổi tư duy sản xuất của nhiều hộ khác. Đó cũng chính là tiền đề để xã đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo trong thời gian tới, góp phần đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2020”-ông Điệp thông tin.

 

 NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null