Nông dân kỳ vọng thu nhập cao từ cà phê xứ lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nằm ở độ cao cách mực nước biển gần cả ngàn mét, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng loại cà phê xứ lạnh dòng Arabica nên nhiều nông dân ở tỉnh Kon Tum kỳ vọng sẽ có nguồn thu nhập tốt, ổn định đời sống.
Thu hoạch cà phê xứ lạnh. Ảnh Nguyễn Huỳnh

Thu hoạch cà phê xứ lạnh. Ảnh Nguyễn Huỳnh

Đề án trồng cà phê xứ lạnh tại tỉnh Kon Tum được triển khai thực hiện từ năm 2013 tại các huyện miền núi như Đăk Glei, Kon Plông và Tu Mơ Rông. Đến nay toàn tỉnh Kon Tum đã trồng gần 5.000ha cà phê xứ lạnh và dự kiến sẽ mở rộng thêm diện tích do giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mà loại cà phê này mang lại.

Tại các xã gần với thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) như Đăk Tăng, Măng Bút, Măng Cành, nhiều người dân địa phương trồng giống cà phê xứ lạnh dưới tán rừng. Khí hậu miền núi lạnh, sương mù, thổ nhưỡng tốt nên cây cà phê nhanh phát triển.

Anh A Lành, người dân xã Đăk Tăng cho biết: “Cà phê xứ lạnh dòng Arabica chỉ trồng được một số nơi có độ cao như tỉnh Lâm Đồng và một số huyện ở Kon Tum, cán bộ nông nghiệp cấp phát giống hướng dẫn bà con trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, không dùng phân hoá học. Các lớp lá, cây mục của rừng già rụng xuống vườn cà phê sẽ ủ, tạo thành phân giúp cây đủ chất dinh dưỡng”.

Cà phê dòng Arabica trồng dọc theo các triền núi. Ảnh Nguyễn Huỳnh

Cà phê dòng Arabica trồng dọc theo các triền núi. Ảnh Nguyễn Huỳnh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, diện tích cà phê Arabica trên địa bàn phát triển tốt, sản lượng và năng suất ổn định, tạo ra giá trị kinh tế cao hơn so với dòng cà phê Robusta. Cà phê xứ lạnh đang được tỉnh Kon Tum hướng đến xây dựng thương hiệu, trở thành mặt hàng nông sản chủ lực tại vùng trồng và đặc sản của địa phương.

Diện tích cà phê thuộc đề án được giao cho các hộ gia đình là người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn. Mục tiêu nhằm giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất, biết cách trồng, chăm sóc cà phê, đặc biệt tạo nguồn thu nhập ổn định và tham gia thoát nghèo.

Phơi khô cà phê ở Măng Đen. Ảnh Nguyễn Huỳnh

Phơi khô cà phê ở Măng Đen. Ảnh Nguyễn Huỳnh

Ông Hà Văn Lâm, một doanh nghiệp liên kết, thu mua cà phê xứ lạnh với người dân chia sẻ: “Nhu cầu thị trường tiêu thụ cà phê xứ lạnh của các nước Châu Âu cao, nhiều thời điểm doanh nghiệp thu mua không đủ sản lượng để chế biến xuất khẩu. Trong khi giống cà phê này không phải nơi nào cũng trồng được”.

Thời gian tới, tỉnh Kon Tum sẽ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cà phê xứ lạnh trên cơ sở truy xuất nguồn gốc, thu hoạch đúng kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất cà phê xứ lạnh tập trung, quy mô đủ lớn để làm cơ sở xây dựng chuỗi liên kết giá trị.

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.