Nông dân Gia Lai lo lắng mất mùa điều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bước vào vụ thu hoạch năm nay, hàng trăm hộ nông dân ở Gia Lai tỏ ra lo lắng trước nguy cơ mất mùa điều. Nguyên nhân là thời điểm cây điều ra hoa thì gặp trời mưa và không khí lạnh bất thường khiến tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Ông Rơ Châm Phinh (làng Ếch, xã Ia Khai, huyện Ia Grai) đang cùng mấy người con ra vườn thu hoạch hạt điều. Với nét buồn phảng phất trên khuôn mặt, ông Phinh rầu rĩ nói: “Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán mấy ngày là cả gia đình tập trung thu hoạch hạt điều. Mấy năm trước, quả rụng kín gốc, không cần dùng sào hái mà chỉ đi lượm thôi. Thế mà năm nay chỉ lác đác vài cây cho quả, còn lại ra hoa rồi rụng. Do hôm mùng 3 Tết có mưa nên hoa điều bị rụng gần hết. Ước chừng gần 200 cây điều này chỉ thu được 7-8 tạ hạt thôi, không thể đạt 1,2 tấn như năm ngoái. Trong khi đó, giá hạt điều đầu vụ chỉ ở mức 22 ngàn đồng/kg. Mình đang lo không đủ tiền trả nợ mua phân bón”.

Vườn điều của gia đình anh Nguyễn Văn Thiêm (làng Bía Ngó, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) có tỷ lệ đậu quả thấp. Ảnh: Thiên Di

Vườn điều của gia đình anh Nguyễn Văn Thiêm (làng Bía Ngó, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) có tỷ lệ đậu quả thấp. Ảnh: Thiên Di

Ở làng Bía Ngó (xã Ia Chía), ông Trần Đình Đoàn cũng đang rơi vào cảnh đứng ngồi không yên khi đã vào vụ thu hoạch mà vườn điều hơn 2 ha của gia đình chỉ mới ra quả non. Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn điều 18 năm tuổi của gia đình, ông Đoàn thở dài: “Vụ năm ngoái, gia đình tôi thu hơn 4 tấn hạt thô, chế biến thành phẩm còn 1,5 tấn, bán với giá 220 ngàn đồng/kg, thu hơn 220 triệu đồng. Nhưng năm nay, tôi đoán chỉ còn khoảng 3 tấn thô thôi. Do dịp Tết, thời điểm điều ra hoa, trời đổ mấy cơn mưa. Từ đó đến nay, nhiệt độ giảm mạnh kèm theo gió lớn khiến hoa bị thối và rụng nhiều. Bữa trước ra thăm vườn, nhìn thấy hoa rụng đầy trên mặt đất, tôi xót lắm”.

Anh Nguyễn Văn Thiêm (trú làng Bía Ngó) cũng đang chung nỗi lo mất mùa điều. “Nhà tôi trồng 6 ha điều. Mọi năm thu hoạch khoảng 2 tấn/ha. Còn năm nay chưa thu hoạch được quả nào. Nhưng theo kinh nghiệm mười mấy năm trồng thì tôi chắc chắn năm nay sản lượng sẽ giảm phân nửa. Nguyên nhân là do thời tiết thôi. Cây điều đang ra hoa mà gặp mưa với lạnh như đợt rồi thì đậu quả sẽ ít. Tới đây, tôi sẽ trồng xen thêm tre Bát Độ lấy măng để tăng thêm thu nhập”-anh Thiêm cho hay.

Với 1.176 ha, xã Ia Tô có diện tích điều lớn nhất nhì huyện Ia Grai. Những năm qua, loại cây trồng này góp phần giúp người dân có thêm thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nỗi lo mất mùa điều niên vụ 2022-2023 đang hiện hữu ở đây. Theo ông Trịnh Việt Hùng-Chủ tịch UBND xã Ia Tô thì: Điều là một trong những loại cây trồng chủ lực ở xã. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác nên cây điều được người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ưu tiên. Năm nay, người dân cũng chưa thu hoạch điều và chưa có giá bán cụ thể nhưng khả năng mất mùa. Do đầu vụ trên địa bàn có mấy cơn mưa.

Nhiều nông dân ở Ia Chía lo lắng vụ điều năm nay sẽ thất thu. Ảnh: Thiên Di

Nhiều nông dân ở Ia Chía lo lắng vụ điều năm nay sẽ thất thu. Ảnh: Thiên Di

Ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho hay: “Toàn huyện có khoảng 6.000 ha điều, tập trung ở các xã: Ia O, Ia Chía, Ia Krai, Ia Khai, Ia Tô, Ia Grăng. Huyện đã có 3 sản phẩm điều đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiện nay, bà con nông dân đã bắt đầu thu hoạch một số diện tích điều chín sớm. Còn chính vụ thì khoảng tầm tháng 3. Chúng tôi cũng mới đi kiểm tra và nhận thấy khả năng năm nay sản lượng điều giảm hơn năm ngoái”.

Không riêng gì Ia Grai, người dân huyện Đức Cơ cũng đang thấp thỏm về một vụ điều thất bát. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Quốc Tư cho hay: Huyện có diện tích điều lớn nhất tỉnh với 14.000 ha nhưng năng suất không cao bằng các địa phương khác. Năng suất bình quân đạt 1 tấn/ha. Mưa lớn làm ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả của cây điều và khả năng năm nay năng suất sẽ giảm mạnh. Để nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân, huyện đang xây dựng đề án cụ thể với mục tiêu đến năm 2025 sẽ nâng sản lượng lên 1,5 tấn/ha. Riêng năm nay, huyện hỗ trợ 1,5 tỷ đồng để xây dựng mô hình trình diễn, cấp giống, chế phẩm sinh học và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc điều cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.