Nói Ukraine do Mỹ kiểm soát, Slovakia phản đối viện trợ quân sự cho Kiev và các biện pháp trừng phạt Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thủ tướng Robert Fico cho rằng nước láng giềng Ukraine không phải là quốc gia có chủ quyền mà nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Mỹ.
Thủ tướng Robert Fico hồi tháng 10-2023. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Robert Fico hồi tháng 10-2023. Ảnh: Reuters

"Ukraine không phải là quốc gia độc lập và có chủ quyền. Họ chịu ảnh hưởng và kiểm soát hoàn toàn của Mỹ", Thủ tướng Slovakia Robert Fico nói với đài truyền hình RTVS ngày 20/1.

Chính trị gia này phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, cũng không đồng tình với nỗ lực gia nhập NATO của Kiev.

Ông Fico dự kiến gặp người đồng cấp Ukraine Denys Shmyhal tại thành phố Uzhhorod, nằm ở khu vực miền tây giáp biên giới Slovakia, vào ngày 24/1. "Tôi sẽ nói với ông ấy lập trường phản đối Ukraine trở thành thành viên NATO. Tôi sẽ phủ quyết điều đó", ông Fico nói. "Việc kết nạp sẽ là cơ sở dẫn tới Thế chiến III".

Theo tờ Kyiv Independent, một ngày sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico nói rằng đất nước ông sẽ không gửi vũ khí cho Ukraine nữa, đồng thời tuyên bố sẽ thúc đẩy lập trường này ở cấp độ châu Âu.

Phát biểu trước các nhà lập pháp Slovakia hôm 26/10/2023, ông Fico nói: “Tôi sẽ ủng hộ viện trợ quân sự bằng 0 cho Ukraine… Việc dừng ngay lập tức các hoạt động quân sự là giải pháp tốt nhất mà chúng tôi có cho Ukraine. EU nên thay đổi từ một nhà cung cấp vũ khí thành một nhà kiến tạo hòa bình”. Tân Thủ tướng Slovakia nói thêm rằng ông sẽ không bỏ phiếu cho bất kỳ lệnh trừng phạt nào chống lại Nga trừ khi thấy các phân tích rằng chúng sẽ gây hại cho Slovakia.

Thủ tướng Slovakia cáo buộc Ukraine là một trong những quốc gia tham nhũng "nhất thế giới". "Có Chúa mới biết bao nhiêu viện trợ gửi đi sẽ biến mất ở đâu đó", ông nói.

Theo Thủ tướng Fico, không có giải pháp quân sự nào cho xung đột Nga - Ukraine và Kiev phải chấp nhận từ bỏ một số phần lãnh thổ. "Cần có những sự thỏa hiệp, dù sẽ khiến cả hai bên chịu đau đớn. Và họ chờ đợi điều gì? Rằng người Nga sẽ rời đi sao? Điều đó là phi thực tế", Thủ tướng Fico nói.

Slovakia và Hungary là 2 thành viên NATO công khai phản đối viện trợ Ukraine cũng như việc kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU). Khoảng 2 tuần sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban đã ký sắc lệnh cấm vận chuyển vũ khí sát thương cho Ukraine qua lãnh thổ Hungary. Về phần mình, tháng 3/2022, Ngoại trưởng Hungary, ông Peter Szijjarto tuyên bố nước này sẽ không gửi binh sỹ hay vũ khí tới Ukraine.

Slovakia là một trong những quốc gia thân thiện với Nga nhất trong Liên minh châu Âu, theo tổ chức nghiên cứu Globsec ở Bratislava năm 2023.

Chính phủ tiền nhiệm mang quan điểm thân phương Tây của Slovakia từng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Ukraine. Tuy nhiên, ông Fico lên nắm quyền vào tháng 10/2023, tuyên bố rằng người dân Slovakia có nhiều thách thức lớn hơn cần giải quyết so với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

(GLO)- Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp tại Vatican, Rome (Italia) trong tang lễ Giáo hoàng Francis, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại kể từ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Nhà Trắng vào tháng 2.

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang sau vụ tấn công du khách của các tay súng ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc đã dẫn đến các hành động trả đũa lẫn nhau và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu quân sự mới giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.