Slovakia sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Tờ The Kyiv Independent (Ucraine) dẫn lời Thủ tướng Slovakia Robert Fico mới đây cho biết, nước này nên chuẩn bị cho “sự kết thúc của cuộc xung đột ở Ucraine và bình thường hóa quan hệ Slovakia - Nga”.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico .Ảnh: AFP

Thủ tướng Slovakia Robert Fico .Ảnh: AFP

Phát biểu với cả đại sứ Mỹ và Nga tại Slovakia ở Bratislava, ông Fico nói rằng mặc dù chính sách đối ngoại của Slovakia bị ảnh hưởng bởi tư cách thành viên của cả EU và NATO, nhưng nước này vẫn có vị thế "chủ quyền nhất định”.

Ông Fico cho biết những quan điểm này “không phải lúc nào cũng phù hợp với chính sách duy nhất được thúc đẩy ở Liên minh châu Âu (EU)”.

Theo Thủ tướng Slovakia, Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi vai trò, từ nhà cung cấp vũ khí cho Ucraine sang kiến tạo hòa bình.

Đảng SMER của Thủ tướng Fico đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 30/9 với cam kết sẽ chấm dứt ngay lập tức mọi viện trợ quân sự cho Ucraine.

Đến ngày 11/10, SMER đã thành lập chính phủ liên minh với đảng Hlas cánh tả và Đảng Quốc gia Slovakia.

Đầu tháng 11, chính phủ mới được bổ nhiệm đã từ chối cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 40,3 triệu euro (43,2 triệu USD) cho Ukraine mà chính phủ tiền nhiệm đã đề xuất.

Dưới chính phủ trước đây, Slovakia đã cung cấp cho Ucraine sự hỗ trợ nhân đạo và quân sự sâu rộng, bao gồm pháo binh, máy bay chiến đấu và các hỗ trợ khác.

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Praha, CH Séc vào ngày 24/11, ông Fico tuyên bố cuộc xung đột Nga - Ucraine đã trở thành một cuộc xung đột đóng băng không thể giải quyết bằng cách gửi vũ khí tới Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

(GLO)- Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp tại Vatican, Rome (Italia) trong tang lễ Giáo hoàng Francis, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại kể từ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Nhà Trắng vào tháng 2.