Niềm vui nhân đôi ở làng nông thôn mới Ia Nueng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đồng thuận với chủ trương, dân làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ra sức hoàn thành các tiêu chí về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số. Niềm vui như được nhân đôi khi mới đây trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, UBND TP. Pleiku đã kết hợp trao bằng chứng nhận làng Ia Nueng đạt chuẩn NTM.

Đoàn kết, đồng lòng

Dẫn chúng tôi tham quan làng, ông Thiên-Trưởng thôn Ia Nueng-phấn khởi cho hay: Ia Nueng hoàn thành các tiêu chí xây dựng làng NTM năm 2019; làng trông khang trang, sạch đẹp hẳn lên, kết cấu hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng. Trong đó, đường liên xã qua làng được nhựa hóa 100%, đường nội thôn cứng hóa 90%, không còn lầy lội vào mùa mưa. Làng có hội trường, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi thể thao; 95% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, năm 2019 có 95% hộ đạt gia đình văn hóa.

Ông Ksor Roái-một người dân trong làng-chia sẻ: “Người làng thường nhắc nhở nhau quan tâm bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh để phòng-chống dịch bệnh, cùng chung tay xây dựng Ia Nueng trở thành làng văn hóa, phát triển bền vững”.

 Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku tặng quà cho cán bộ và nhân dân làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Ảnh: Anh Huy
Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku tặng quà cho cán bộ và nhân dân làng Ia Nueng. Ảnh: Anh Huy


Trưởng thôn Ia Nueng cho biết thêm, làng có 225 hộ, 1.087 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 97%. Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, dân làng phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

“Hiện làng chỉ còn 5 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo. 90% số hộ có đời sống kinh tế ổn định, 40 hộ có mức thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng/năm, 174 hộ trung bình và không còn hộ đói. Ia Nueng cũng là làng đầu tiên của xã được UBND TP. Pleiku công nhận làng đạt chuẩn NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2019”-ông Thiên tự hào thông tin.

Xây dựng làng NTM nâng cao

Các hộ dân trong làng còn tích cực phát triển kinh tế gắn với thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Anh Ayưnh là người tiên phong trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bằng việc tích cực tham gia các lớp tập huấn, mạnh dạn áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình.

Năm 2017, anh Ayưnh đã phá bỏ hơn 200 cây cà phê già cỗi, chuyển sang trồng cây ngắn ngày như: bắp, đậu, hoa màu khác và mang lại hiệu quả thiết thực. Hơn 30 hộ dân trong làng cũng đã học tập làm theo, đầu tư cải tạo vườn tạp trồng hàng ngàn cây ăn quả các loại.

Người dân làng Ia Nueng, xã Biển Hồ tích cực tham gia xây dựng làng nông thôn mới, cải tạo vườn tược, hàng rào cổng ngõ, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Ảnh: Minh Nguyễn
Đường giao thông nội làng Ia Nueng được cứng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Minh Nguyễn


Theo ông Đặng Khánh Toàn-Chủ tịch UBND xã Biển Hồ, Ia Nueng là làng điển hình trong huy động các nguồn lực người dân để hoàn thành các tiêu chí NTM. “Để giữ vững danh hiệu làng NTM, bên cạnh việc tiếp tục vận động nhân dân đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về xây dựng NTM, quyết tâm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được”-ông Toàn nêu giải pháp.

Đến chung vui với nhân dân làng Ia Nueng trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và dự lễ đón bằng công nhận làng đạt chuẩn NTM, Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân ghi nhận và biểu dương kết quả mà dân làng Ia Nueng đạt được trong thời gian qua.

Bí thư Thành ủy đề nghị Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận làng tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức bà con về xây dựng làng NTM, quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được; quan tâm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; phát huy những lợi thế sẵn có thắng cảnh Biển Hồ để phát triển du lịch cộng đồng; phát triển ngành nghề truyền thống gắn với đảm bảo môi trường sinh thái, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

 MINH NGUYỄN-ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.