Những vận động viên gạo cội chia sẻ kinh nghiệm chạy marathon

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đường chạy chính thức của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 62-2021 tại Gia Lai có gì đặc biệt, các vận động viên (VĐV) cần lưu ý điều gì để đạt thành tích tốt nhất trên đường đua? Trước băn khoăn của nhiều chân chạy, một số VĐV điền kinh kỳ cựu đã có những chia sẻ hữu ích.
Khác với các VĐV marathon chuyên nghiệp được tập luyện theo giáo án, có nhiều kinh nghiệm thi đấu và tâm lý vững vàng, VĐV phong trào lại có những hạn chế nhất định, nhất là với những người lần đầu tiên tham gia một giải chạy mang tầm quốc gia. Vậy làm sao để đạt thành tích tốt nhất trên đường đua của giải chạy năm nay-cung đường được đánh giá có nhiều thách thức với các chân chạy bởi địa hình đồi dốc đặc trưng của cao nguyên.
Anh Nguyễn Văn Long (thứ 2 từ trái sang) hướng dẫn VĐV kỹ thuật lên, xuống dốc trên đường chạy marathon. Ảnh: Hoàng Ngọc
Anh Nguyễn Văn Long (thứ 2 từ trái sang) hướng dẫn VĐV kỹ thuật lên, xuống dốc trên đường chạy marathon. Ảnh: Hoàng Ngọc
Vận động viên Phạm Tiến Sản (đội tuyển điền kinh tỉnh Bắc Giang) đoạt huy chương bạc 2 kỳ SEA Games liên tiếp cùng nhiều thành tích nổi bật khác đã mang lại niềm tự hào cho điền kinh Việt Nam. Chàng trai 30 tuổi này cũng là chủ nhân của Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng.
Anh cho biết, mình vừa thử sức trên đường chạy chính thức của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 62-2021 và khá ấn tượng với những con dốc. “Đây là đường chạy thử thách cho tất cả VĐV. Nhưng đối với hệ phong trào, VĐV có nền tảng thể lực thấp hơn, cần “thả” dốc chậm để không bị chấn thương. Các VĐV nên đến Phố núi sớm để làm quen với khí hậu và đường chạy”-VĐV Phạm Tiến Sản chia sẻ. Cũng theo anh Sản, thời tiết Gia Lai khá lý tưởng cho giải chạy.
Còn VĐV Nguyễn Văn Long-người đầu quân cho đội chủ nhà thi đấu ở cự ly dài 42,195 km, đồng thời cũng là huấn luyện viên cá nhân cho một số “chân chạy” phong trào tại Gia Lai-cho biết: Nhiều VĐV sau khi nghe hiệu lệnh xuất phát thường lao vào cuộc đua với tâm thế rất “máu lửa” mà không có sự tính toán tỉ mỉ lẫn chiến thuật. Đây là yếu tố hoàn toàn không có lợi với cung đường nhiều dốc tại Gia Lai.
“Khi xuất phát nhanh mà gặp đường dốc, cơ thể chưa kịp làm quen sẽ đẩy nhịp tim quá cao, lúc này, dễ xảy ra hiện tượng cứng cơ, dẫn tới khó khăn trong việc hoàn thành chặng đua của VĐV. Do đó, các VĐV nên bình tĩnh, chạy chậm hơn so với tốc độ mà bản thân đặt ra.
Nếu gặp dốc thì cần giảm hẳn tốc độ, sải chân ngắn lại, đổ người về trước. Khi chạy lên dốc dễ bị ngợp, loạn nhịp thở, cần bình tĩnh hít thật sâu và thở ra từ từ. Khi xuống dốc giữ thẳng người, ưỡn bụng căng để người tạo thành vòng cung, tạo thành phản xạ để sải những bước chân thoải mái nhất. Đặc biệt, khi chạy xuống dốc không nên kìm lại sẽ vô tình đem lại phản lực đối với cơ thể và dễ bị chấn thương”-VĐV Nguyễn Văn Long phân tích.
Leo và thả dốc đúng kỹ thuật giúp các vận động viên hoàn thành tốt chặng đua và hạn chế chấn thương. Ảnh: Hoàng Ngọc
Leo và thả dốc đúng kỹ thuật giúp các VĐV hoàn thành tốt chặng đua và hạn chế chấn thương. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cũng theo anh Long, tâm lý cũng là yếu tố rất quan trọng, nhất là với những người lần đầu tham gia. Vì vậy, việc giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp người chạy ít bị chuột rút hơn. “Càng hồi hộp thì sự trao đổi ô xy càng thiếu, khi đó, người chạy sẽ nhanh bị cứng cơ hơn. Đó cũng là lý do vì sao nhiều VĐV phong trào lần đầu tham gia giải không hoàn thành được cự ly, dù quá trình tập luyện thành tích rất tốt”-anh Long cho biết.

Anh Long cũng lưu ý VĐV một số vấn đề như cách chọn giày trước giải chạy, uống nước đúng cách để khi chạy không bị xóc hông, cách lấy lại nhịp thở khi gặp dốc cao...“Không nên uống quá nhiều nước một lần, chỉ nhấp từng ngụm nhỏ. Khi chạy, tim đã phải làm việc hết sức, nếu uống quá nhiều nước cho đã cơn khát sẽ gây thêm áp lực cho tim và khiến VĐV mệt hơn, mất sức nhanh hơn”-anh Long cho hay.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.