Những thói quen làm tăng nguy cơ ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hút thuốc, uống nhiều rượu, ít vận động... là những thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới. Ung thư bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhiều nguyên nhân liên quan lối sống, cách ăn uống.

Dưới đây là một số thói quen có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, theo tờ Hindustan Times.

Hút thuốc, uống nhiều rượu và béo phì

Hút thuốc và uống rượu có liên quan đến ung thư vùng đầu, cổ và ung thư gan. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá và uống quá nhiều bia rượu cũng góp phần gây ra ung thư vú, ung thư cổ tử cung và nhiều dạng bệnh khác.

Ngoài ra, béo phì là một yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư thận.

Ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh Freepik
Ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh Freepik

Ăn quá nhiều muối

Chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư. Khi tiêu thụ hàm lượng muối cao trong thời gian dài có thể gây ung thư dạ dày và đường tiêu hóa.

Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có liên quan ung thư đường tiêu hóa, bao gồm ung thư dạ dày. Các hợp chất được hình thành trong quá trình nấu hoặc chế biến các loại thịt này như nitrit và amin dị vòng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, cũng như lựa chọn nguồn protein lành mạnh hơn có thể giúp giảm thiểu rủi ro mắc ung thư.

Ít vận động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung. Việc tập thể dục trở thành thói quen hằng ngày sẽ góp phần tích cực vào sức khỏe tổng thể và giảm khả năng phát triển ung thư.

Căng thẳng mạn tính

Căng thẳng mạn tính có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ ung thư. Việc cơ thể giải phóng liên tục các hormone do căng thẳng và tác động của căng thẳng lên hệ thống miễn dịch có thể góp phần vào sự phát triển của một số bệnh ung thư.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.