Các nhà nghiên cứu Nga đang hoàn tất thử nghiệm vắc xin chống ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko cho hay, các nhà nghiên cứu nước này đang hoàn tất những thử nghiệm vắc xin chống ung thư và dự kiến kết quả sẽ được công bố trong năm 2024, theo vtv.vn và cand.com.vn.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế Nga thông báo, loại vắc xin chống ung thư này do Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya, Trung tâm Ung thư Blokhin và Viện Nghiên cứu ung thư Hertsen cùng phối hợp phát triển và “đang trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng”.

Ngoài ra, ông Murashko còn đề cập đến bước thử nghiệm y tế quan trọng có thể có sự tham gia của người bệnh ung thư, “sau khi có kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng, chúng ta sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng”. Dự án này có sự hậu thuẫn của Chính phủ Nga.

Nga đang hoàn tất thử nghiệm vắc xin chống ung thư (ảnh minh họa: Forbes).

Nga đang hoàn tất thử nghiệm vắc xin chống ung thư (ảnh minh họa: Forbes).

Ông Aleksandr Gintsburg-người đứng đầu Viện Gamaleya lưu ý đây là một loại vắc xin điều trị sẽ được tiêm cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Vắc xin được tạo ra trên cơ sở công nghệ mRNA-công nghệ đã được các nhà sản xuất thuốc Pfizer và Moderna sử dụng để sản xuất vắc xin chống lại Covid-19. Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng, loại vắc xin mới có thể được sử dụng cho bất kỳ loại ung thư nào.

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nga và trên thế giới. Chỉ riêng năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, thế giới ghi nhận khoảng 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Trong báo cáo gần đây vào tháng 2, WHO ước tính khoảng 20% số người trên thế giới mắc bệnh ung thư trong đời, trong khi khoảng 1/9 nam giới và 1/12 phụ nữ chết vì căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.
Sai lầm phổ biến khi đi bộ

Sai lầm phổ biến khi đi bộ

Đi bộ ít tốn sức, dễ dàng thực hiện và trở thành thói quen hằng ngày. Bài tập này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện tim mạch, tinh thần và năng lượng.